212 câu trắc nghiệm Pháp Luật Đại Cương OU

5.0(5)
studied byStudied by 384 people
learnLearn
examPractice Test
spaced repetitionSpaced Repetition
heart puzzleMatch
flashcardsFlashcards
Card Sorting

1/211

flashcard set

Earn XP

Description and Tags

Trường Đại học Mở TP.HCM

Study Analytics
Name
Mastery
Learn
Test
Matching
Spaced

No study sessions yet.

212 Terms

1
New cards

Đặc trưng quyền lực Nhà nước:
a . Quyền lực Nhà nước thuộc về một nhóm người, dùng áp chế những người còn lại.
b. Quyền lực Nhà nước thuộc về số đông trong xã hội.
c. Quyền lực Nhà nước chỉ do những người giàu có nắm giữ.
d. Quyền lực Nhà nước được bảo đảm bởi pháp luật, tác động tới toàn bộ dân cư, các tổ chức trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.

d. Quyền lực Nhà nước được bảo đảm bởi pháp luật, tác động tới toàn bộ dân cư, các tổ chức trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.

2
New cards

Quyền lực không xuất hiện trong xã hội Công xã nguyên thủy là:
a. Quyền lực tự nhiên.
b. Quyền lực thị tộc.
c. Quyền lực tôn giáo.
d. Quyền lực Nhà nước.

d. Quyền lực Nhà nước.

3
New cards

Chủ quyền quốc gia được hiểu là:
a. Quyền tự quyết về đối nội.
b. Quyền tự quyết về đối ngoại.
c. Quyền lực của quân đội trú đóng trên một bộ phận lãnh thổ nhất định.
d. Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

d. Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

4
New cards

Kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người là:
a. Phong kiến.
b. Chủ nô.
c. Tư sản.
d. Pháp quyền.

b. Chủ nô.

5
New cards

Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu Nhà nước là:
a. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội.
b. Do cuộc cách mạng xã hội.
c. Do phương thức sản xuất mới được thiết lập.
d. Do một kiểu kiến trúc thượng tầng mới được xác lập.

b. Do cuộc cách mạng xã hội.

6
New cards

Những Nhà nước thuộc cùng “một kiểu" là:
a. Những Nhà nước đều tồn tại trong một xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
b. Những Nhà nước có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định.
c. Những Nhà nước đều luôn vận động và biến đổi giống nhau.
d. Những Nhà nước đều xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội.

b. Những Nhà nước có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định.

7
New cards

Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu Nhà nước:
a. 2 kiểu Nhà nước.
b. 3 kiểu Nhà nước.
c. 4 kiểu Nhà nước.
d. 5 kiểu Nhà nước.

c. 4 kiểu Nhà nước.

8
New cards

Theo học thuyết Mác – Lênin, sự thay thế kiểu Nhà nước sau cho kiểu Nhà nước trước trong xã hội được thực hiện bằng:
a. Cuộc cách mạng xã hội.
b. Quyền lực cá nhân.
c. Đấu tranh chính trị.
d. Thương lượng hòa bình.

a. Cuộc cách mạng xã hội.

9
New cards

Hình thái kinh tế

xã hội không tồn tại kiểu Nhà nước tương ứng là:
a. Phong kiến.
b. Chiếm hữu nô lệ.
c. Công xã nguyên thủy.
d. Tư bản chủ nghĩa.

10
New cards

Nhà nước có tính giai cấp vì:
a. Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp, bảo vệ và phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị.
b. Nhà nước là công cụ quan trọng do giai cấp tổ chức ra để trấn áp giai cấp đối kháng.
c. Giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành Nhà nước.
d. Tất cả đều đúng.

d. Tất cả đều đúng.

11
New cards

Nhà nước có tính xã hội vì:
a. Nhà nước ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các công việc chung của xã hội.
b. Nhà nước là một thiết chế quan trọng nhất để quản lý xã hội, duy trì trật tự, ổn định và phát triển của xã hội.
c. Nhà nước sẽ không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không chú ý đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.
d. Tất cả đều đúng.

d. Tất cả đều đúng.

12
New cards

Bản chất Nhà nước thể hiện nội dung sau:
a. Tính Nhân dân.
b. Tính giai cấp của Nhà nước.
c. Tính xã hội của Nhà nước.
d. Là mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.

d. Là mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.

13
New cards

"Nhà nước mang tính xã hội" là một trong những nội dung thuộc về:
a. Quyền lực Nhà nước.
b. Chức năng Nhà nước.
c. Đặc trưng Nhà nước.
d. Bản chất Nhà nước.

d. Bản chất Nhà nước.

14
New cards

Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa?
a. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của sự liên minh giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân.
b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu kết hợp chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
c. Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ thực hiện chức năng quản lý xã hội, không có chức năng cưỡng chế.
d. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bộ máy cưỡng chế của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động lập ra để đàn áp sự phản kháng của tầng lớp bóc lột cũ đã bị lật đổ và các lực lượng chống đối khác.

d. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có bộ máy cưỡng chế của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động lập ra để đàn áp sự phản kháng của tầng lớp bóc lột cũ đã bị lật đổ và các lực lượng chống đối khác.

15
New cards

Hình thức cấu trúc của Nhà nước có mấy dạng?
a. 1.
b. 2.
c. 3.
d. 4.

b. 2.

16
New cards

Nhà nước đơn nhất có những đặc điểm chủ yếu nào?
a. Có chủ quyền chung, có sự thống nhất các đơn vị hành chính lãnh thổ.
b. Có hệ thống cơ quan Nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
c. Có một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia.
d. Tập hợp cả 3 đặc điểm nêu trên.

d. Tập hợp cả 3 đặc điểm nêu trên.

17
New cards

Bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam:
a. Là tính giai cấp công nhân.
b. Là tính Nhân dân.
c. Là tính dân tộc.
d. Là sự thống nhất tính giai cấp công nhân, tính Nhân dân và tính dân tộc.

d. Là sự thống nhất tính giai cấp công nhân, tính Nhân dân và tính dân tộc.

18
New cards

Tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước thể hiện:
a. Bản chất của Nhà nước.
b. Kiểu Nhà nước.
c. Hình thức của Nhà nước.
d. Đặc trưng của Nhà nước.

a. Bản chất của Nhà nước.

19
New cards

“Nhà nước có quyền quy định và thu thuế dưới hình thức bắt buộc" là một trong những nội dung thể hiện:
a. Chức năng của Nhà nước.
c. Hình thức của Nhà nước.
b. Bản chất của Nhà nước.
d. Đặc điểm của Nhà nước.

d. Đặc điểm của Nhà nước.

20
New cards

Chức năng của Nhà nước được hiểu là:
a. Toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
b. Hoạt động của từng cơ quan Nhà nước.
c. Nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Nhà nước.
d. Những phương diện hoạt động cơ bản, chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước.

d. Những phương diện hoạt động cơ bản, chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước.

21
New cards

Việc phân chia các kiểu Nhà nước trong lịch sử là căn cứ vào:
a. Hình thức chính thể của Nhà nước.
b. Hình thái kinh tế xã hội.
c. Cơ sở tư tưởng của giai cấp cầm quyền.
d. Cơ sở xã hội của Nhà nước.

b. Hình thái kinh tế xã hội.

22
New cards

“Cách thức tổ chức Nhà nước và những phương pháp cơ bản để thực hiện quyền lực Nhà nước" thuộc về:
a. Hình thức Nhà nước.
b. Chế độ chính trị.
c. Hình thức chính thể.
d. Hình thức cấu trúc Nhà nước.

c. Hình thức chính thể.

23
New cards

Sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau là:
a. Hình thức Nhà nước.
b. Chế độ chính trị.
c. Hình thức cấu trúc Nhà nước.
d. Hình thức chính thể.

c. Hình thức cấu trúc Nhà nước.

24
New cards

Nhà nước có hình thức cấu trúc liên bang là:
a. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.
b. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Cộng hòa Liên bang Đức.
d. Vương quốc Campuchia.

c. Cộng hòa Liên bang Đức.

25
New cards

Hiện nay Nhà nước Việt Nam phân chia lãnh thổ thành:
a. 44 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b. 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c. 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
d. 74 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

26
New cards

Nhà nước không có cấu trúc Nhà nước Liên bang là:
a. Trung Quốc.
b. Malaysia.
c. Đức.
d. Myanmar.

a. Trung Quốc.

27
New cards

Hình thức Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới góc độ chính thể là:
a. Hình thức chính thể Quân chủ chuyên chế
b. Hình thức chính thể Cộng hoà Dân chủ tư sản.
c. Hình thức chính thể Quân chủ lập hiến.
d. Hình thức chính thể Cộng hoà Dân chủ Nhân dân.

d. Hình thức chính thể Cộng hoà Dân chủ Nhân dân.

28
New cards

Sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau là nội dung phản ánh:
a. Chế độ thị tộc – bộ lạc.
b. Hình thức cấu trúc Nhà nước.
c. Chế độ chính trị.
d. Chính thể Cộng hòa Dân chủ.

b. Hình thức cấu trúc Nhà nước.

29
New cards

Nhà nước đơn nhất và Nhà nước Liên bang khác nhau về:
a. Số lượng dân cư.
b. Số lượng các đơn vị hành chính lãnh thổ.
c. Tổ chức chính quyền.
d. Chế độ chính trị.
c. Tổ chức chính quyền.

30
New cards

Theo quan điểm của học thuyết Mác

Lê nin khi đề cập tới nguồn gốc của Nhà nước cho rằng:
a. Nhà nước là một gia tộc mở rộng, với quyền lực là quyền gia trưởng mở rộng.
b. Nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra, có quyền lực vĩnh cửu.
c. Nhà nước là kết quả ký kết một khế ước của cộng đồng người lập ra.
d. Nhà nước là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp không thể điều hòa, do giai cấp nắm quyền lực về kinh tế tổ chức ra để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó.

31
New cards

Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội là:
a. Quy phạm pháp luật.
b. Ngành luật.
c. Chế định pháp luật.
d. Hệ thống pháp luật.

b. Ngành luật.

32
New cards

Ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là:
a. Luật Hiến pháp.
b. Luật Dân sự.
c. Luật Hành chính.
d. Luật Hình sự.

a. Luật Hiến pháp.

33
New cards

Tổ chức xác lập và ban hành quy phạm pháp luật là:
a. Tôn giáo.
b. Trường học.
c. Nhà nước.
d. Tất cả đều đúng.

c. Nhà nước.

34
New cards

Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng cho con người luôn là:
a. Hành vi pháp lý.
b. Sự biến pháp lý.
c. Vi phạm pháp luật.
d. Hiện tượng xã hội.

b. Sự biến pháp lý.

35
New cards

Sự kiện pháp lý sau đây được xem là sự biến pháp lý:
a. Một người chết.
b. Lập di chúc thừa kế.
c. Đăng ký kết hôn.
d. Nhận nuôi con người.

a. Một người chết.

36
New cards

Ý thức của chủ thể thuộc về:
a. Khách thể của vi phạm pháp luật.
b. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
c. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
d. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

d. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

37
New cards

Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật là một nội dung của:
a. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
b. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
c. Khách thể của vi phạm pháp luật.
d. Chủ thể của vi phạm pháp luật.

a. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

38
New cards

Một trong những nội dung sau đây không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
a. Hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội.
b. Thiệt hại xảy ra cho xã hội.
c. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
d. Hành vi trái pháp luật.

b. Thiệt hại xảy ra cho xã hội.

39
New cards

Khả năng chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước là:
a. Năng lực tự nhiên của con người.
b. Năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật.
c. Năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật.
d. Năng lực trách nhiệm pháp lý.

d. Năng lực trách nhiệm pháp lý.

40
New cards

Tiền lệ pháp là việc cơ quan Nhà nước:
a. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b. Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết một vụ việc có ý nghĩa pháp lý.
c. Sử dụng văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực của cơ quan xét xử để giải quyết vụ việc tương tự.
d. Giải quyết một vụ việc dựa trên trình độ hiểu biết pháp luật của thẩm phán.

c. Sử dụng văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực của cơ quan xét xử để giải quyết vụ việc tương tự.

41
New cards

Quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng:
a. Quy phạm pháp luật.
b. Quy phạm tôn giáo và đạo đức.
c. Quy phạm tập quán.
d. Điều lệ của Đảng và nội quy của các tổ chức.

a. Quy phạm pháp luật.

42
New cards

Chủ thể của quan hệ pháp luật là:
a. Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi và có nhu cầu tham gia vào quan hệ pháp luật.
b. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện luật định và tham gia vào quan hệ pháp luật.
c. Mọi cá nhân có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật.
d. Mọi cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia vào quan hệ xã hội.

b. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện luật định và tham gia vào quan hệ pháp luật.

43
New cards

Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi:
a. Cá nhân được sinh ra và còn sống.
b. Được đăng ký khai sinh tại Ủy ban Nhân dân.
c. Có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
d. Đạt độ tuổi nhất định, do Nhà nước quy định.

a. Cá nhân được sinh ra và còn sống.

44
New cards

Những yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật là:
a. Chủ thể vi phạm, khách thể vi phạm.
b. Mặt chủ quan, chủ thể, khách thể và mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
c. Hành vi trái pháp luật và khách thể vi phạm pháp luật.
d. Chủ thể, mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

b. Mặt chủ quan, chủ thể, khách thể và mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

45
New cards

Một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp là:
a. Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
b. Mong muốn hậu quả xảy ra.
c. Chủ thể không thấy trước hậu quả đó.
d. Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra.

a. Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

46
New cards

Tính quy phạm phổ biến là đặc tính của:
a. Tôn giáo.
b. Pháp luật.
c. Đạo đức.
d. Chính trị.

b. Pháp luật.

47
New cards

Hình thức pháp luật chủ yếu được áp dụng ở Việt Nam là:
a. Văn bản quy phạm pháp luật.
b. Tập quán pháp.
c. Tiền lệ pháp.
d. Học lý.

a. Văn bản quy phạm pháp luật.

48
New cards

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc thể hiện ý chí của:
a. Tổ chức xã hội.
b. Tổ chức chính trị

xã hội.
c. Tổ chức kinh tế.
d. Nhà nước.

49
New cards

Bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật:
a. Quy định.
b. Chế tài.
c. Giả định.
d. Chế định.

b. Chế tài.

50
New cards

Các bộ phận quy phạm pháp luật sắp xếp theo thứ tự:
a. Giả định, quy định, chế tài.
b. Quy định, giả định, chế tài.
c. Chế tài, quy định, giả định.
d. Không theo thứ tự.

d. Không theo thứ tự.

51
New cards

Đứa trẻ khi sinh ra và còn sống được Nhà nước công nhận là chủ thể có:
a. Năng lực pháp luật.
c. Năng lực chủ thể.
b. Năng lực hành vi.
d. Năng lực hành vi không đầy đủ.

a. Năng lực pháp luật.

52
New cards

Nội dung của quan hệ pháp luật là:
a. Những giá trị mà các chủ thể quan hệ pháp luật muốn đạt được.
b. Các bên tham gia vào quan hệ pháp luật.
c. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
d. Đối tượng mà các chủ thể quan tâm khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

c. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật.

53
New cards

Hệ thống pháp luật Việt Nam là:
a. Hệ thống các văn bản áp dụng pháp luật.
b. Hệ thống các ngành luật.
c. Hệ thống quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
d. Là tổng thể các qui phạm pháp luật được phân định thành các chế định luật, ngành luật và được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật.

d. Là tổng thể các qui phạm pháp luật được phân định thành các chế định luật, ngành luật và được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật.

54
New cards

Chế định pháp luật là:
a. Một nhóm qui phạm pháp luật cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.
b. Đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.
c. Tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ thống nhất nhau.
d. Một hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội.

d. Một hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội.

55
New cards

Chế tài là bộ phận của qui phạm pháp luật có nội dung:
a. Dự liệu các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.
b. Dự liệu hậu quả bất lợi mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
c. Chỉ ra mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với người phạm tội.
d. Chỉ ra mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với chủ thể vi phạm.

b. Dự liệu hậu quả bất lợi mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

56
New cards

Bộ phận của quy phạm pháp luật nêu qui tắc xử sự của chủ thể là:
a. Chế tài.
b. Giả định.
c. Quyết định.
d. Quy định.

d. Quy định.

57
New cards

Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp vì:
a. Luôn lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
b. Phản ánh vượt trước so với tồn tại xã hội.
c. Là tổng thể ý thức pháp luật của tất cả các giai cấp trong xã hội.
d. Ý thức của giai cấp thống trị mới được thể hiện trong pháp luật.

d. Ý thức của giai cấp thống trị mới được thể hiện trong pháp luật.

58
New cards

Xét về nội dung, cấu trúc của ý thức pháp luật bao gồm:
a. Hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
b. Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, giai cấp bị trị và các tầng lớp trung gian.
c. Thái độ của con người về hành vi hợp pháp hay không hợp pháp.
d. Tập hợp tình cảm của mọi giai cấp trong xã hội đối với pháp luật.

a. Hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

59
New cards

Tập quán pháp khác với tập quản thông thường ở chỗ:
a. Là quy tắc xử sự hình thành từ thói quen ở địa phương và lặp đi lặp lại nhiều lần.
b. Là quy tắc xử sự chung mang tính vùng miền.
c. Là quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
d. Là thói quen, phong tục địa phương và không cần Nhà nước bảo đảm thực hiện.

c. Là quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

60
New cards

“Chủ thể thực hiện quyền của mình được Nhà nước cho phép” là một trong những hình thức thực hiện pháp luật sau:
a. Sử dụng pháp luật.
b. Áp dụng pháp luật.
c. Tuân thủ pháp luật.
d. Thi hành pháp luật.

a. Sử dụng pháp luật.

61
New cards

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là:
a. Thái độ tiêu cực của chủ thể.
b. Những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.
c. Trạng thái tâm lý của chủ thể vi phạm pháp luật.
d. Năng lực hành vi của chủ thể vi phạm pháp luật.

c. Trạng thái tâm lý của chủ thể vi phạm pháp luật.

62
New cards

Khi vi phạm pháp luật, chủ thể mong muốn đạt được kết quả cuối cùng là dấu hiệu:
a. Chủ thể của vi phạm pháp luật.
b. Khách thể của vi phạm pháp luật.
c. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
d. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

d. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.

63
New cards

Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở giá trị, vai trò xã hội của pháp luật, đó là:
a. Pháp luật thể hiện cả ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội.
b. Pháp luật mô hình hóa cách thức xử sự hợp lý, khách quan trong xã hội.
c. Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội.
d. Tất cả đều đúng.

d. Tất cả đều đúng.

64
New cards

Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện:
a. Pháp luật thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp cầm quyền.
b. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và định hướng cho các quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển hình pháp triển theo một trật tự nhất định phù hợp lợi ích của giai cấp thống trị.
c. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
d. Tất cả đều đúng.

d. Tất cả đều đúng.

65
New cards

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
a. Luật Hiến pháp là một quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
b. Luật Hiến pháp là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
c. Luật Hiến pháp là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
d. Luật Hiến pháp là không phải là một thành phần trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Luật Hiến pháp là một quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

66
New cards

Hiến pháp là:
a. Đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định.
c. Là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
d. Là văn bản có hiệu lực pháp lý dưới luật.

a. Luật Hiến pháp là một quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

67
New cards

Lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam hiện nay là:
a. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
b. Chủ tịch nước.
c. Chính phủ.
d. Đảng Cộng sản Việt Nam.

d. Đảng Cộng sản Việt Nam.

68
New cards

Lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a. Đất liền, vùng nước và vùng trời.
b. Đất liền, hải đảo, vùng trời và vùng nước.
c. Hải đảo, vùng biển, đất liền và vùng trời.
d. Vùng đất, biển đảo và vùng trời.

c. Hải đảo, vùng biển, đất liền và vùng trời.

69
New cards

Mọi người có quyền:
a. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
b. Tự do kinh doanh mọi ngành, nghề.
c. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật cho phép.
d. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật cho phép.

a. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

70
New cards

Công dân có quyền ứng cử vào Quốc hội khi:
a. Đủ mười tám tuổi trở lên.
b. Đủ hai mươi tuổi trở lên.
c. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.
d. Đủ hai mươi hai tuổi trở lên.

c. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.

71
New cards

Nền tảng của quyền lực Nhà nước ở Việt Nam là liên minh giữa:
a. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
b. Giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức.
c. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
d. Giai cấp thương nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

c. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

72
New cards

Nền kinh tế của Việt Nam là:
a. Nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp.
b. Nền kinh tế thị trường tư sản.
c. Nền kinh tế bao cấp gồm nhiều thành phần kinh tế.
d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

d. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

73
New cards

Nhận định nào sau đây là SAI?
a. Nhà nước là lực lượng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
c. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
d. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân.

a. Nhà nước là lực lượng lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

74
New cards

Tại Việt Nam, quyền con người và quyền công dân:
a. Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
b. Không thể bị hạn chế theo quy định của luật dù trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
c. Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
d. Chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

c. Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

75
New cards

Nhận định nào sau đây là SAI?
a. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
b. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
c. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
d. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

b. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

76
New cards

Độ tuổi công dân Việt Nam có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là:
a. Đủ mười tám tuổi trở lên.
b. Đủ mười chín tuổi trở lên.
c. Đủ hai mươi tuổi trở lên.
d. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.

a. Đủ mười tám tuổi trở lên.

77
New cards

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi:
a. Được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án sơ thẩm.
b. Được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Ủy ban Nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.
c. Được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Viện Kiểm sát Nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.
d. Được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

d. Được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

78
New cards

Nền kinh tế Việt Nam:
a. Có một hình thức sở hữu.
b. Có hai thành phần kinh tế.
c. Có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
d. Có kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo.

c. Có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

79
New cards

Tại Việt Nam, đất đai là :
a. Tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân.
b. Tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước.
c. Tài sản chung thuộc sở hữu Nhà nước.
d. Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.

d. Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.

80
New cards

Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức chính trị

xã hội?
a. Hội nông dân Việt Nam.
b. Hội cựu chiến binh Việt Nam.
c. Đảng Cộng sản Việt Nam.
d. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

81
New cards

Tổ chức chính trị

xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, được gọi là:
a. Công đoàn Việt Nam.
b. Hội Liên hiệp người lao động Việt Nam.
c. Hội công nhân Việt Nam.
d. Công đoàn lao động Việt Nam.

82
New cards

Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có:
a. Chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài.
b. Chiều dài bằng hai phần ba chiều rộng.
c. Chiều rộng bằng một phần hai chiều dài.
d. Chiều dài bằng một phần hai chiều rộng.

a. Chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài.

83
New cards

Tài sản nào sau đây không phải là tài sản thuộc sở hữu toàn dân?
a. Tài nguyên nước.
b. Tài nguyên khoáng sản.
c. Nguồn lợi ở vùng biển.
d. Tài sản do cá nhân đầu tư.

d. Tài sản do cá nhân đầu tư.

84
New cards

Quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của Việt Nam hiện nay là:
a. Phát triển khoa học và công nghệ.
b. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c. Phát triển giáo dục.
d. Phát triển kinh tế.

85
New cards

Luật Hành chính là một ngành luật:
a. Thuộc ngành Luật Hiến pháp.
b. Thuộc ngành Luật Hình sự.
c. Thuộc ngành Luật Dân sự.
d. Ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

d. Ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

86
New cards

Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực:
a. Quản lý hành chính Nhà nước.
b. Mọi lĩnh vực xã hội.
c. Lĩnh vực vi phạm hành chính.
d. Lĩnh vực dân sự.

a. Quản lý hành chính Nhà nước.

87
New cards

Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Hành chính là:
a. Phương pháp mệnh lệnh.
b. Phương pháp thuyết phục.
c. Phương pháp giáo dục.
d. Phương pháp tổ chức.

a. Phương pháp mệnh lệnh.

88
New cards

Quyết định hành chính là:
a. Quyết định của các bộ phận hành chính trong cơ quan Nhà nước.
b. Những quyết định quy phạm.
c. Những quyết định cá biệt.
d. Quyết định trong lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước.

a. Quyết định của các bộ phận hành chính trong cơ quan Nhà nước.

89
New cards

Nhận định nào sau đây là chính xác và đầy đủ nhất?
a. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng quan hệ pháp luật.
b. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật, phát sinh trong lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính.
c. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng quan hệ xã hội.
d. Quan hệ pháp luật hành chính là giữa Nhà nước và công dân.

b. Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật, phát sinh trong lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật hành chính.

90
New cards

Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính:
a. Là các bên có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
b. Là các cơ quan hành chính Nhà nước.
c. Là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và công dân.
d. Là những người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính.

a. Là các bên có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

91
New cards

Đâu là khách thể của quan hệ pháp luật hành chính?
a. Lợi ích của công dân tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
b. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
c. Lợi ích của Nhà nước.
d. Trật tự quản lý hành chính Nhà nước.

a. Lợi ích của công dân tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

92
New cards

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của vi phạm hành chính?
a. Hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý hành chính Nhà nước.
b. Đối với tổ chức vi phạm hành chính thì yếu tố lỗi phải được xác định ở từng con người cụ thể của tổ chức.
c. Hành vi đó được pháp luật quy định phải bị xử lý hành chính.
d. Hành vi đó trái pháp luật và bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm.

d. Hành vi đó trái pháp luật và bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm.

93
New cards

Lĩnh vực nào là giới hạn của quan hệ pháp luật hành chính?
a. Lĩnh vực Nhà nước.
c. Lĩnh vực kinh tế.
b. Lĩnh vực chính trị.
d. Lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước.

d. Lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước.

94
New cards

Căn cứ vào tính chất pháp lý của quyết định hành chính, người ta phân loại quyết định hành chính thành:
a. Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm, quyết định cá biệt.
b. Quyết định kỷ luật, quyết định điều động, quyết định chủ đạo.
c. Quyết định quy phạm, quyết định kỷ luật, quyết định cá biệt.
d. Quyết định chung, quyết định cá biệt, quyết định đặc biệt.

a. Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm, quyết định cá biệt.

95
New cards

Quyết định hành chính được ban hành nhằm mục đích chung nhất sau đây:
a. Giải quyết những nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, hướng đến mục tiêu của cơ quan hành chính Nhà nước và được đặt trong tổng thể mục tiêu quốc gia.
b. Thể hiện quyền lực của người lãnh đạo địa phương.
c. Giải quyết vấn đề đối nội của Nhà nước.
d. Giải quyết vấn đề phát triển kinh tế của các doanh nghiệp.

a. Giải quyết những nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước, hướng đến mục tiêu của cơ quan hành chính Nhà nước và được đặt trong tổng thể mục tiêu quốc gia.

96
New cards

Đâu không phải là dấu hiệu đặc trưng của quyết định hành chính?
a. Tính pháp lý.
b. Tính dưới luật.
c. Tính ý chí và quyền lực đơn phương của Nhà nước.
d. Tính thống nhất với tập quán.

d. Tính thống nhất với tập quán.

97
New cards

Đâu không phải là một loại quan hệ pháp luật hành chính?
a. Quan hệ pháp luật hành chính dọc.
b. Quan hệ pháp luật hành chính ngang.
c. Quan hệ pháp luật hành chính về quản lý kinh tế

văn hóa

98
New cards

Đâu không phải là nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
a. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
b. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 03 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
c. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh.
d. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

b. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 03 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

99
New cards

Đâu là một trong những nguyên tắc của xử phạt vi phạm hành chính?
a. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
b. Có thể xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính không do pháp luật quy định.
c. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm mà không cần tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
d. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì chỉ xử phạt về hành vi vi phạm hành chính của một người có tính đại diện.

a. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

100
New cards

Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm những biện pháp nào sau đây?
a. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
b. Đưa vào trường giáo dưỡng.
c. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
d. Tất cả những biện pháp trên.

d. Tất cả những biện pháp trên.