Looks like no one added any tags here yet for you.
Ngân sách Nhà nước (NSNN)
Toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước được quyết định và thực hiện hàng năm để bảo đảm chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Bản dự toán NSNN
Là bản kế hoạch dự định thu - chi ngân sách nhà nước, không phải là khoản tiền cụ thể, có giá trị pháp lý như một đạo luật.
Vai trò của NSNN
Cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều tiết thị trường và bảo đảm tăng trưởng ổn định.
Phân biệt NSNN và Quỹ NSNN
NSNN là bản dự toán thu - chi của Nhà nước, trong khi Quỹ NSNN là toàn bộ tiền của Nhà nước bao gồm cả khoản vay.
Luật NSNN 2015 vs
Luật NSNN là tổng hợp các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động NSNN, trong khi Đạo luật NS thường niên chỉ là mục tiêu và con số trong năm ngân sách.
Nguyên tắc ngân sách đơn nhất
Mọi khoản thu và chi tiền tệ của Quốc gia trong một năm chỉ được phép trình bày trong một văn kiện duy nhất, đó là bản dự toán ngân sách nhà nước để đảm bảo quyền giám sát của quốc hội.
Nguyên tắc ngân sách toàn diện
Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi rõ và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc Hội phê chuẩn, không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào.
Nguyên tắc ngân sách thăng bằng
Các khoản thu chi phải tương đương để tránh tình trạng bội chi ngân sách nhà nước hoặc bội thu ngân sách, đảm bảo sự ổn định tài chính quốc gia.
Nguyên tắc công khai minh bạch
Các thông tin phải được công bố công khai rộng rãi để đảm bảo quyền giám sát của nhân dân và tính dân chủ, trừ trường hợp ngân sách quốc phòng an ninh, bí mật quốc gia.
Hệ thống ngân sách nhà nước
Tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách nhà nước, phân bổ sắp xếp nhiệm vụ thu chi cho từng cấp ngân sách cụ thể theo trình tự thủ tục nhất định.
Phân cấp quản lý NSNN
Quá trình phân bổ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho từng địa phương trong hoạt động quản lý NSNN phù hợp với sự phát triển KT XH của địa phương.
Cấp NSNN
Là bộ phận cơ bản cấu thành của hệ thống NSNN, có quyền quyết định, phân bổ, giám sát, kiểm tra NS của các đơn vị dự toán thuộc cấp mình.
Đơn vị dự toán
Là bộ phận cấu thành của một cấp NS, không có quyền tự quyết định, mọi hoạt động thu chi phải theo dự toán được phân bổ.
Cơ cấu nguồn thu
Bao gồm các khoản thu ngân sách địa
Chủ động
Đảm bảo việc chủ động của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng của mình, tránh gánh nặng và ỷ lại cho ngân sách cấp trên.
Nguyên tắc tập trung quyền lực
Nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, với Quốc hội có quyền quyết định và giám sát, tránh phân tán quyền lực và đảm bảo sử dụng ngân sách hiệu quả.
Hệ thống ngân sách nhà nước
Bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, với mối quan hệ độc lập tương đối và phụ thuộc giữa các cấp ngân sách.
Vai trò của NSTW
Điều tiết hoạt động ở tầm vĩ mô, nắm giữ nguồn thu quan trọng và chi chủ yếu của quốc gia, cân đối ngân sách địa phương.
Khoản thu 100% NSTW
Bao gồm các khoản thu lớn, không ổn định, nhằm bảo đảm công bằng giữa các địa phương và gắn liền với lợi ích kinh tế của cơ quan nhà nước.
Khoản thu 100% NSĐP
Bao gồm các khoản thu nhỏ, lẻ phát sinh đều, chiếm tỷ lệ nhiều từ sử dụng đất, gắn liền với trách nhiệm quản trực tiếp của địa phương.
Mối quan hệ giữa khoản thu và chi NSNN
Có mối quan hệ biện chứng, với khoản thu tạo cơ sở cho nhiệm vụ chi, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi
Định lượng thu chi của từng địa phương để dự đoán khả năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu và điều tiết bổ sung.
Tận dụng nguồn thu
Phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi giúp địa phương tận dụng tiềm lực kinh tế, thực hiện nhiệm vụ xã hội.
Hoạt động chấp hành ngân sách
Triển khai dự toán, tuân thủ quy định, tạo năng lực tài chính, hiện thực hóa chức năng nhiệm vụ của địa phương.
Thu NS của NN vs
Phân biệt nguồn thu, vai trò, chủ thể thu, và chủ thể nộp giữa thu NS của NN và thu tài chính của các chủ thể khác.
Phân biệt phí thuộc NSNN và phí không thuộc NSNN
Đặc điểm, khái niệm, đối tượng thu, và đối tượng nộp giữa phí thuộc NSNN và phí không thuộc NSNN.
Giusp nhà nước
Nhà nước thu hồi chi phí một phần bỏ ra cho việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cho xã hội thuộc NSNN, không phải nguồn thu chủ yếu cho các hoạt động của BMNN.
Phân biệt thu ngân sách từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ thể nhân và pháp nhân cho nhà nước, trong khi thu ngân sách từ vay nợ là khoản thu tự nguyện, mang tính tạm thời và nhằm chi cho đầu tư phát triển.
Chi NSNN
Sử dụng quỹ NSNN vào các hoạt động sự nghiệp chung là chi thường xuyên, trong khi đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển xã hội là chi đầu tư phát triển.
Quyết toán NSNN
Giai đoạn tổng kết, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu chi trong năm NS so với dự toán NSNN và xem xét trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khi sử dụng nguồn lực tài chính của QG.
Chủ thể (lập - hành - tư pháp đều tgia)
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng dự toán NSNN.
Nội dung
Thuyết minh về nguyên nhân tăng giảm thu chi dựa trên mục lục.
Kết dư
Sử dụng để trả lợi gốc, nợ lãi, trích vào quỹ dự trữ NS, chuyển nguồn cho năm sau.
Xử lí thu chi không đúng quy định
Theo quy định pháp luật.
Ý nghĩa pháp lý của chủ thể khác nhau
Cơ quan quyền lực NN, cơ quan hành pháp, đơn vị sử dụng NS, cơ sở lập dự toán cho năm sau.
Trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách của kiểm toán
Hoạt động kiểm toán độc lập, đánh giá báo cáo tài chính, quyết toán NS, theo chuẩn mực.
Phân biệt quỹ NSNN và quỹ Tài chính công ngoài NSNN
Thu chi theo dự toán, phục vụ cộng đồng vs. chỉ phục vụ nhóm chủ thể nhất định.
Ý nghĩa xác định đặc điểm thuế
Thuế là khoản thu bắt buộc, gắn với quyền lực NN, không đối giá, không hoàn trả trực tiếp, áp dụng rộng.
Cách phân loại thuế và ý nghĩa
Phân loại theo mối quan hệ thuế trực thu và thuế gián thu, giúp thực thi và ban hành pháp luật thuế hiệu quả.
Thuế gián thu
Bao gồm các loại thuế như Thuế XK, Thuế NK, thuế GTGT, TTĐB, gắn với sản xuất và bán hàng hóa, người chịu thuế và người nộp thuế không là một chủ thể.
Thuế tài sản
Loại thuế tính trên giá trị tài sản, bao gồm động sản và bất động sản, ví dụ như thuế BĐS và thuế ĐS.
Thuế đánh vào thu nhập
Thuế tính trên các khoản thu nhập nhận được, bao gồm tiền lương, tiền công, lợi nhuận, cổ phần, có nhiều hình thức như TNDN, TNCN.
Ý nghĩa của việc phân loại thuế
Phục vụ xây dựng và ban hành pháp luật về thuế, đảm bảo công bằng, tránh chồng chéo thẩm quyền, thể hiện sự tiến bộ và đa dạng của công cụ thuế trên thế giới.
Thuế trực thu
Chủ thể chịu thuế và chủ thể nộp thuế là một, ít tác động vào giá cả thị trường.
Thuế gián thu
Chủ thể chịu thuế và chủ thể nộp thuế khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường.
Nguyên tắc đánh thuế
Đảm bảo công bằng giữa chủ thể nộp thuế, lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế, dễ hiểu và hiệu quả, tránh chồng thuế.
Thuế xuất khẩu và nhập khẩu
Áp dụng nhiều loại thuế suất để đảm bảo tuân thủ quy phạm pháp luật quốc tế, giữ mối quan hệ kinh tế tốt và phù hợp với từng loại hàng hóa.
Trị giá hải quan
Là giá tính thuế được xác định bằng cách lấy giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhân số lượng hàng hóa.
Thuế TTĐB
Là loại thuế đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ đặc biệt, áp dụng nội địa để hạn chế tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hoàn thuế
Là việc trả lại cho người nộp thuế một phần hoặc toàn bộ số thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp lý.
Giá tính thuế TTĐB
Là giá bán hàng hóa dịch vụ chưa có 3 loại thuế khác (TTĐB - BVMT - GTGT) được sử dụng để xác định thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Là loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Bao gồm 4 mức thuế suất từ thấp đến rất cao, áp dụng tùy theo loại hàng hóa dịch vụ và mức độ cần hạn chế tiêu dùng.
Phạm vi áp dụng Thuế GTGT
Là thuế tính trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, có phạm vi áp dụng rộng hơn so với TTĐB.
Các trường hợp không chịu thuế TTĐB
Bao gồm những loại hàng hóa, dịch vụ không nằm trong danh mục chịu thuế TTĐB do có yếu tố khác đi kèm, không cần thiết hoặc mang tính nhân đạo.
Căn cứ tính thuế GTGT
Thuế GTGT được tính dựa trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ, và có các phương pháp tính thuế khác nhau như phương pháp trực tiếp, gián tiếp, hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Ưu, nhược điểm của phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính thuế GTGT giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời cũng có thể gây khó khăn trong việc thực thi và quản lý thuế do tính phức tạp của quy định và cần sự chặt chẽ trong việc áp dụng.
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng
Bao gồm giá tính thuế giá trị gia tăng và thuế suất.
Phương pháp khẩu trừ thuế
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Phương pháp trừ trực tiếp
Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa nhân với thuế suất áp dụng, đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý.
Hoàn thuế TTĐB
Trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế thuế thuế tiêu thụ đặc biệt mà người nộp thuế đã nộp vào NSNN.
Hoàn thuế GTGT
Trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế GTGT mà người nộp thuế đã nộp vào NSNN.
Thuế gián thu
Cấu thành trong giá bán hàng hóa, giúp giảm sự phản ứng từ chủ thể chịu thuế là khách hàng.
Mức thuế suất 0%
Áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.
Hàng hóa dịch vụ được áp dụng thuế suất 0%
Đây là các đối tượng vẫn chịu thuế GTGT nhưng được
Thuế kích thích đầu tư
Sử dụng thuế để khuyến khích đầu tư và sản xuất trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Thuế hạn chế đầu tư ồ ạt
Sử dụng thuế để ngăn chặn đầu tư quá mức và tiêu dùng trong thời kỳ hưng thịnh kinh tế.
Chính sách ưu đãi thuế TNDN
Công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và khuyến khích sản xuất, đầu tư.
Xác định cá nhân cư trú
Định nghĩa về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo Luật thuế TNCN.
So sánh thu nhập chịu thuế
Điểm khác biệt trong việc xác định thu nhập chịu thuế giữa cá nhân cư trú và không cư trú.
Hoàn thuế và khấu trừ thuế
Quy trình hoàn thuế và khấu trừ thuế trong thuế TNCN để điều chỉnh thu nhập cá nhân.
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện công bằng xã hội trong xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân
Áp dụng cho cá nhân với thu nhập vượt mức khởi điểm, tăng theo mức thu nhập và không đánh thuế vào thu nhập cần thiết.
Diện đánh thuế rộng
Thuế TNCN áp dụng cho nhiều loại thu nhập khác nhau, với mức thuế suất phụ thuộc vào từng loại thu nhập.
Tính tập trung kinh tế cao
Chỉ đánh thuế vào thu nhập mà không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Kỳ tính thuế theo năm
Áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú.
Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập
Áp dụng cho các khoản thu nhập chịu thuế còn lại của cá nhân cư trú.
Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập
Đối với cá nhân không cư trú, thuế tính theo từng lần thu nhập phát sinh.
Thời hạn nộp thuế
Cá nhân nộp thuế theo kỳ tính thuế có thể theo năm hoặc từng lần phát sinh thu nhập, chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.