1/128
Looks like no tags are added yet.
Name | Mastery | Learn | Test | Matching | Spaced |
---|
No study sessions yet.
Kinh tế học là gì?
A) Môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sản xuất
B) Môn khoa học xã hội nghiên cứu cách sử dụng hợp lý các nguồn lực vào sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ => nhằm thỏa mãn CAO NHẤT mong muốn và nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
C) Môn khoa học nghiên cứu về tài chính
D) Môn khoa học nghiên cứu về môi trường
Đáp án đúng: B) Môn khoa học xã hội nghiên cứu cách sử dụng hợp lý các nguồn lực vào sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ => nhằm thỏa mãn cao nhất mong muốn và nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
Lần nữa nào: Kinh tế học là gì?
Câu trả lời: Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức sử dụng hợp lý các nguồn lực vào việc sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn CAO NHẤT mong muốn và nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu điều gì?
A) Hành vi kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp => theo cách “riêng lẻ và biệt lập”.
B) Tổng sản phẩm nội địa
C) Lạm phát và thất nghiệp
D) Các chính sách kinh tế quốc gia
Đáp án đúng: A) Hành vi kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, theo cách “riêng lẻ và biệt lập”.
LẦN NỮA NÀO: Kinh tế học vi mô nghiên cứu điều gì?
Điền: Kinh tế học vi mô nghiên cứu ….. của các ….., ….. và doanh nghiệp theo cách ….. và ….. .
Câu trả lời: Kinh tế học vi mô nghiên cứu “hành vi kinh tế” của các “cá nhân, hộ gia đình” và doanh nghiệp theo cách “riêng lẻ và biệt lập”.
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề nào?
A) Cung – cầu
B) Giá cả
C) Thu nhập quốc dân, tổng sản phẩm nội địa, lạm phát, thất nghiệp
D) Hành vi tiêu dùng của cá nhân
Đáp án đúng: C) Thu nhập quốc dân, tổng sản phẩm nội địa, lạm phát, thất nghiệp
LẦN NỮA NÀO: Kinh tế vĩ mô (macroeconomics) tập trung vào những khía cạnh nào?
Câu trả lời: Kinh tế vĩ mô tập trung vào các khía cạnh như thu nhập quốc dân, tổng sản phẩm nội địa, lạm phát và thất nghiệp.
Các yếu tố nào thuộc về kinh tế vi mô (microeconomics)?
Câu trả lời: Kinh tế vi mô bao gồm các yếu tố như cung – cầu, giá cả, người tiêu dùng và thị trường.
Cung – cầu là yếu tố chính trong lĩnh vực nào của kinh tế học?
A) Kinh tế vĩ mô
B) Kinh tế vi mô
C) Kinh tế học quốc tế
D) Kinh tế phát triển
Đáp án đúng: B) Kinh tế vi mô
Những khái niệm nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô?
A) Người tiêu dùng
B) Thị trường
C) Lạm phát và thất nghiệp
D) Cung – cầu
Đáp án đúng: C) Lạm phát và thất nghiệp
Giá cả hàng hóa thường được nghiên cứu trong lĩnh vực nào?
A) Kinh tế vĩ mô
B) Kinh tế vi mô
C) Kinh tế học phát triển
D) Kinh tế học môi trường
Đáp án đúng: B) Kinh tế vi mô
Sự khác biệt chính giữa kinh tế vĩ mô và vi mô là gì?
Câu trả lời: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề tổng thể của nền kinh tế như lạm phát và thất nghiệp
Trong khi kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong các thị trường cụ thể.
Kinh tế học vi mô thường tập trung vào việc phân tích hành vi của ai?
A) Các quốc gia
B) Các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp
C) Các tổ chức quốc tế
D) Các chính phủ
Đáp án đúng: B) Các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp
Tổng sản phẩm nội địa / Quốc nội (GDP) là yếu tố chính trong lĩnh vực nào?
Câu trả lời: (GDP) là yếu tố chính trong kinh tế vĩ mô.
Ai là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô?
Câu trả lời: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất và thị trường cụ thể.
Lạm phát thuộc về lĩnh vực nào trong kinh tế học?
Câu trả lời: Lạm phát thuộc về lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Giá cả hàng hóa thường được phân tích trong lĩnh vực nào của kinh tế học?
Câu trả lời: Giá cả hàng hóa thường được phân tích trong lĩnh vực kinh tế vi mô.
OK, QUA 2 LA MÃ NÀO: Nguồn lực trong kinh tế học là gì?
Câu trả lời: Nguồn lực (resources) là những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Nguồn lực (resources) trong kinh tế học được định nghĩa như thế nào?
A) Là những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
B) Là các sản phẩm tiêu dùng
C) Là nguồn lực tài chính
D) Là các chính sách kinh tế
Đáp án đúng: A) Là những yếu tố được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
Có bao nhiêu loại nguồn lực chính trong kinh tế học?
Câu trả lời: Có 4 loại nguồn lực chính: lao động, vốn, tài nguyên và công nghệ.
Có bao nhiêu loại nguồn lực chính trong kinh tế học?
A) 2
B) 3
C) 4
D) 5
Đáp án đúng: C) 4
Nguồn lực 1 Là gì và bao gồm những yếu tố nào?
Câu trả lời: Nguồn lực 1: Lao động bao gồm nhân lực (trí lực, thể lực) và thời gian.
Nguồn lực 1: Lao động bao gồm những yếu tố nào?
A) Tài chính và máy móc
B) Nhân lực (trí lực, thể lực) và thời gian
C) Tài nguyên thiên nhiên
D) Công nghệ và khoa học
Đáp án đúng: B) Nhân lực (trí lực, thể lực) và thời gian
Nguồn lực 2 Là gì và gồm những gì?
Câu trả lời: Nguồn lực 2: Vốn gồm tài chính, máy móc và các nguồn lực nhân tạo khác.
Nguồn lực 2: Vốn bao gồm những gì?
A) Chỉ tài chính
B) Tài chính và máy móc cùng các nguồn lực nhân tạo khác
C) Chỉ máy móc
D) Tài nguyên thiên nhiên
Đáp án đúng: B) Tài chính và máy móc cùng các nguồn lực nhân tạo khác
Nguồn lực 3 Là gì và gồm những gì?
Nguồn lực 3: Tài nguyên, bao gồm đất đai, thổ nhưỡng, khoáng sản, động thực vật,
Tài nguyên thiên nhiên thuộc loại nguồn lực nào?
A) Lao động
B) Vốn
C) Tài nguyên
D) Công nghệ
Đáp án đúng: C) Tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên thuộc loại nguồn lực Số Mấy?
Câu trả lời: Tài nguyên thiên nhiên thuộc nguồn lực 3
Nguồn lực 4 là gì và bao gồm những yếu tố nào?
Câu trả lời: Nguồn lực 4: Công nghệ ( bao gồm máy móc, các nguồn lực nhân tạo khác và khoa học công nghệ.)
Nguồn lực 4: Công nghệ bao gồm những yếu tố nào?
A) Chỉ máy móc
B) Khoa học công nghệ và máy móc
C) Tài nguyên thiên nhiên
D) Chỉ các nguồn lực nhân tạo
Đáp án đúng: B) Khoa học công nghệ và máy móc
Sự khan hiếm trong kinh tế học được hiểu như thế nào?
Câu trả lời: Sự khan hiếm xảy ra khi mong muốn (vô hạn) và nguồn lực (hữu hạn) không đủ để thỏa mãn tất cả nhu cầu.
Sự khan hiếm trong kinh tế học được hiểu như thế nào?
A) Khi nguồn lực không đủ để đáp ứng nhu cầu
B) Khi tất cả hàng hóa đều có sẵn
C) Khi nhu cầu không thay đổi
D) Khi nguồn lực vô hạn
Đáp án đúng: A) Khi nguồn lực không đủ để đáp ứng nhu cầu
Chi phí cơ hội trong kinh tế học là gì?
Câu trả lời: Chi phí cơ hội là “lợi ích cao nhất” có thể có được Từ một trong các phương án bị bỏ qua / không được lựa chọn thực hiện.
khi lựa chọn một phương án, họ sẽ phải từ bỏ các phương án khác.
Chi phí cơ hội là gì?
A) Chi phí sản xuất hàng hóa
B) Lợi ích cao nhất từ phương án không được chọn
C) Khoản tiền phải trả cho nguồn lực
D) Chi phí vận chuyển hàng hóa
Đáp án đúng: B) Lợi ích cao nhất từ phương án không được chọn
Khi lựa chọn một phương án, điều gì thường xảy ra?
A) Không có gì bị bỏ qua
B) Phương án khác sẽ bị từ bỏ
C) Tất cả các phương án đều được thực hiện
D) Chỉ một phương án có thể được lựa chọn
Đáp án đúng: B) Phương án khác sẽ bị từ bỏ
Tại sao con người cần phải lựa chọn khi sử dụng nguồn lực?
Câu trả lời: Con người cần phải lựa chọn vì nguồn lực có giới hạn, và khi lựa chọn một phương án, họ sẽ phải từ bỏ các phương án khác.
Để sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, chúng ta cần phải làm gì?
Câu trả lời: Để sử dụng nguồn lực hợp lý, chúng ta cần lựa chọn:
sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào
và sản xuất cho ai.
Để sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, chúng ta cần phải làm gì?
A) Lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai
B) Sản xuất tất cả mọi thứ
C) Tập trung vào một loại hàng hóa
D) Không cần phải lựa chọn
Đáp án đúng: A) Lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai
Các loại hàng hóa nào được coi là có giới hạn?
Câu trả lời: Các loại hàng hóa có giới hạn bao gồm đồ ăn (rau củ quả, thịt, trứng, cà phê, sữa), quần áo, đồ dùng gia đình, giáo dục, giải trí, môi trường/điều kiện làm việc và môi trường/điều kiện sống.
Mục tiêu của việc sử dụng nguồn lực hợp lý là gì?
Câu trả lời: Mục tiêu là sử dụng (lựa chọn) nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp nhất.
Nêu 8 phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô bao gồm những gì?
Câu trả lời: Bao gồm
các lý luận cơ bản về cung, cầu, giá cả, thị trường;
lý thuyết hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất;
cấu trúc thị trường;
thị trường các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài nguyên);
vai trò của chính phủ;
lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế;
và lý luận về thất bại thị trường.
Có bao nhiêu nguyên lý cơ bản của kinh tế vi mô?
Câu trả lời: Có 7 nguyên lý cơ bản.
Có bao nhiêu lý thuyết trọng tâm trong kinh tế vi mô?
Câu trả lời: Có 6 lý thuyết trọng tâm.
Kể tên 6 lý thuyết trọng tâm trong kinh tế vi mô
Lý thuyết cung cầu
Lý thuyết cấu trúc thị trường
Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Lý thuyết hành vi người sản xuất
Lý thuyết phân bổ tài nguyên
Lý thuyết về sự lựa chọn
Kể tên 7 nguyên lý cơ bản?
Nguyên lý đánh đổi
Chi phí cơ hội
Người duy lý ra quyết định ở điểm cận biên
Con người đáp ứng với khuyến khích
Thương mại tự do, tự nguyện có thể đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham giá
Thị trường là phương thức tổ chức tốt hoạt động kinh tế
Trong một số trường hợp, chính phủ có thể giúp cải thiện kết cục của thị trường
7 NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
#1 NGUYÊN LÝ ĐÁNH ĐỔI
Câu hỏi: Nguyên lý đánh đổi là gì ?
-Nguồn lực khan khiếm nhưng nhu cầu con người là vô hạn
=> Nguyên lý đánh đổi nói rằng con người phải đối mặt với sự đánh đổi do nguồn lực khan hiếm.
-Để đạt được một mục tiêu, con người thường phải hy sinh các mục tiêu khác, từ đó yêu cầu họ phải đưa ra sự lựa chọn.
Lựa chọn điều gì -> đánh đổi điều khác
Vì nguồn lực khan hiếm -> đưa ra sự đánh đổi
Tại sao con người phải đưa ra sự lựa chọn trong nguyên lý đánh đổi?
Câu trả lời: Bởi vì nguồn lực là hữu hạn, và để đạt được một mục tiêu nào đó, con người thường phải từ bỏ các mục tiêu khác.
Câu hỏi: Nguyên lý đánh đổi yêu cầu con người làm gì?
A) Tăng cường sản xuất
B) Đưa ra sự lựa chọn
C) Giảm nhu cầu
D) Mở rộng thị trường
Đáp án đúng: B) Đưa ra sự lựa chọn
Ví dụ nào sau đây liên quan đến nguyên lý đánh đổi?
A) Người tiêu dùng phải chọn giữa việc tiêu tiền cho thực phẩm hay giải trí.
B) Nhà sản xuất không cần cân nhắc giữa các sản phẩm.
C) Chính phủ không cần phân bổ ngân sách.
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng.
Đáp án đúng: A) Người tiêu dùng phải chọn giữa việc tiêu tiền cho thực phẩm hay giải trí.
Ai là những đối tượng phải đối mặt với nguyên lý đánh đổi?
Câu trả lời: Các đối tượng bao gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà nước.
Người tiêu dùng phải đánh đổi gì trong cuộc sống hàng ngày?
Câu trả lời: Người tiêu dùng phải đánh đổi giữa tiền bạc và thời gian khi quyết định chi tiêu cho hàng hóa hoặc dịch vụ.
Ai là đối tượng nào không phải đối mặt với nguyên lý đánh đổi trong kinh tế học?
A) Người tiêu dùng
B) Nhà sản xuất
C) Nhà nước
D) Không ai, tất cả đều phải đối mặt với nguyên lý này
Đáp án đúng: D) Không ai, tất cả đều phải đối mặt với nguyên lý này
Nguyên lý đánh đổi có ảnh hưởng đến quyết định nào của nhà nước?
A) Chọn giữa phân bổ ngân sách cho y tế hay giáo dục
B) Tăng thuế cho tất cả các ngành
C) Không cần xem xét hiệu quả
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng: A) Chọn giữa phân bổ ngân sách cho y tế hay giáo dục
Tại sao nguyên lý đánh đổi lại quan trọng trong kinh tế học?
Câu trả lời:
Nguyên lý đánh đổi quan trọng
=> Vì nó giúp giải thích cách mà các cá nhân và tổ chức đưa ra quyết định trong việc sử dụng nguồn lực khan hiếm để tối ưu hóa lợi ích.
Nhà nước phải cân nhắc điều gì trong nguyên lý đánh đổi?
A) Hiệu quả và công bằng
B) Chỉ hiệu quả mà không cần quan tâm đến công bằng
C) Chỉ công bằng mà không cần hiệu quả
D) Không cần cân nhắc gì cả
Đáp án đúng: A) Hiệu quả và công bằng
#2 NGUYÊN LÝ CHI PHÍ CƠ HỘI
Nguyên lý chi phí cơ hội là gì?
Câu trả lời: Nguyên lý chi phí cơ hội nói rằng mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội,
Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị cao nhất
phải từ bỏ khi ra quyết định ấy.
=> Tức là giá trị cao nhất mà bạn phải từ bỏ, một khi ra quyết định. Mình sẽ Mất cái gì nếu mình chọn nó
Nếu #1 là “lựa chọn đánh đổi” ngang bằng, hoặc đánh đổi mà không cần so sánh
Thì #2 phải “lựa chọn giữa lợi ích và chi phí”. Nếu vậy NGUYÊN LÝ CHI PHÍ CƠ HỘI đồng nghĩa với khái niệm gì
Câu trả lời: Sau khi đưa ra quyết định so sánh giữa lợi ích và chi phí để đưa ra lựa chọn tối ưu.
Chi phí cơ hội càng cao = đồng nghĩa với cái mất mát lớn khi mình chọn nó
=> Mà mình đâu muốn mất mát lớn => Mình ko chọn cái mà có chi phí cơ hội Cao nhé
Nếu chi phí cơ hội của một lựa chọn tăng lên, con người sẽ:
A) Tăng khả năng đưa ra lựa chọn đó
B) Giảm khả năng đưa ra lựa chọn đó
C) Không thay đổi
D) Chỉ quan tâm đến lợi ích
Đáp án đúng: B) Giảm khả năng đưa ra lựa chọn đó
Ví dụ nào thể hiện chi phí cơ hội trong việc đầu tư cho học hành?
Câu trả lời: Khi đầu tư cho học hành, học trò có thể phải “từ bỏ” thời gian chơi/ thời gian ngủ hoặc công việc làm thêm
=> đó là chi phí cơ hội của quyết định học tập.
=> Tức là cái mất đi nếu mình quyết định học tập á
Câu hỏi: Chi phí cơ hội của học trò khi đi học là gì?
A) Mất ngủ
B) Không Mất bài học
C) Thời gian chơi
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng: D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Câu hỏi: Khi học trò cúp học, chi phí cơ hội là gì?
A) Mất bài học
B) Có thêm thời gian nghỉ ngơi
C) Không có chi phí cơ hội
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng: A) Mất bài học
Vậy giữa 2 chi phí cơ hội trên, chọn đi hehe
Câu hỏi: Khi cô giáo quyết định đi dạy, chi phí cơ hội có thể là gì?
A) Mất ngủ
B) Không Mất dạy
C) Thời gian dành cho gia đình
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng: D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Tại sao con người lại phải lựa chọn giữa những cái mất mát?
Câu trả lời: Con người phải lựa chọn giữa các cái mất mát vì nguồn lực là hữu hạn và mỗi quyết định đều dẫn đến việc từ bỏ một số lợi ích khác.
Chi phí cơ hội giúp người ra quyết định làm gì?
A) Tăng cường đầu tư
B) So sánh giữa lợi ích và chi phí
C) Đưa ra quyết định mà không cần cân nhắc
D) Bỏ qua các lựa chọn khác
Đáp án đúng: B) So sánh giữa lợi ích và chi phí
#3 NGUYÊN LÝ TƯ DUY CẬN BIÊN
Câu hỏi: Nguyên lý tư duy cận biên đề cập đến điều gì?
A) Con người luôn đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc
B) Con người duy lý làm mọi việc nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích. Rất nhiều quyết định không phải là “có hay không” mà là ở điểm cận biên
C) Quyết định chỉ nên dựa vào lợi ích mà không cần xem xét chi phí
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng:
B) Con người duy lý làm mọi việc nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích. Rất nhiều quyết định không phải là “có hay không” mà là ở điểm cận biên
Lần nữa nào : Nguyên lý tư duy cận biên là gì?
Câu trả lời: Nguyên lý tư duy cận biên nói rằng con người duy lý làm mọi việc nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của mình, và nhiều quyết định không phải là “có hay không” mà là ở điểm cận biên.
Trong Nguyên lý tư duy cận biên, Con người thường ra quyết định dựa trên các yếu tố nào?
Câu trả lời: Con người thường ra quyết định dựa trên so sánh giữa lợi ích cận biên và chi phí cận biên
Câu hỏi: Quyết định cận biên thường liên quan đến việc so sánh giữa:
A) Lợi ích và chi phí tổng cộng
B) Lợi ích và chi phí cận biên
C) Lợi ích và giá cả
D) Chi phí và thời gian
Đáp án đúng: B) Lợi ích và chi phí cận biên
Điều kiện nào để một quyết định cận biên được thực hiện?
Câu trả lời: Lợi ích cận biên phải lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên (Lợi ích cận biên ≥ Chi phí cận biên).
Nếu Lợi ích cận biên ≥ Chi phí cận biên là Ý chính nguyên lý này.
Vậy Lợi ích cận biên là gì Và Chi phí cận biên là gì
Lợi ích cận biên là lợi ích mà bạn nhận được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa (trong trường hợp này là một đĩa thức ăn).
Chi phí cận biên trong trường hợp này có thể được hiểu là "cái giá" mà bạn phải trả để ăn thêm đĩa thứ 5, nhưng vì đây là buffet (trả một lần), chi phí cận biên ở đây chủ yếu là lợi ích bạn có thể nhận được.
Câu hỏi: Điều kiện nào để một quyết định cận biên được thực hiện?
A) Lợi ích cận biên phải lớn hơn 0
B) Lợi ích cận biên phải lớn hơn chi phí cận biên
C) Chi phí cận biên phải lớn hơn lợi ích cận biên
D) Lợi ích cận biên phải lớn hơn 400.000
Đáp án đúng: B) Lợi ích cận biên phải lớn hơn chi phí cận biên
Câu hỏi: Nguyên lý tư duy cận biên có thể áp dụng cho những lĩnh vực nào?
A) Hành vi sức khỏe
B) Quyết định kinh doanh
C) Chính sách đầu tư của chính quyền
D) Tất cả các lựa chọn trên
Đáp án đúng: D) Tất cả các lựa chọn trên
Câu hỏi: Nếu lợi ích cận biên từ việc đầu tư vào giáo dục lớn hơn chi phí cận biên, thì quyết định đầu tư đó là:
A) Không nên thực hiện
B) Nên thực hiện
C) Cần xem xét lại
D) Không ảnh hưởng đến quyết định
Đáp án đúng: B) Nên thực hiện
Tình huống
Bạn đang ở một nhà hàng buffet thịt nướng với giá 400.000 đồng cho mỗi suất buffet. Bạn đã ăn 4 đĩa và đang suy nghĩ có nên ăn thêm đĩa thứ 5 hay không.
A. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 0
B. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 80.000
C. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 400.000
D. Tổng lợi ích nhận được từ 5 đĩa đồ ăn lớn hơn hoặc bằng 400.000
Khái niệm Lợi ích cận biên
Lợi ích cận biên là lợi ích mà bạn nhận được từ việc tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa (trong trường hợp này là một đĩa thức ăn).
Chi phí cận biên trong trường hợp này có thể được hiểu là "cái giá" mà bạn phải trả để ăn thêm đĩa thứ 5, nhưng vì đây là buffet (trả một lần), chi phí cận biên ở đây chủ yếu là lợi ích bạn có thể nhận được.
Phân tích các lựa chọn
A. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 0
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ ăn đĩa thứ 5 nếu bạn cảm thấy rằng ăn thêm đĩa đó sẽ mang lại cho bạn ít nhất một chút lợi ích (ví dụ: cảm thấy no hơn hoặc thưởng thức thêm hương vị).
B. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 80.000
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ ăn đĩa thứ 5 nếu bạn cảm thấy rằng lợi ích từ việc ăn đĩa đó (hài lòng, no bụng, v.v.) lớn hơn 80.000 đồng. Đây có thể là cách bạn đánh giá giá trị của đĩa thứ 5.
C. Lợi ích tăng thêm nhận được từ đĩa số 5 này lớn hơn 400.000
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chỉ ăn đĩa thứ 5 nếu bạn cảm thấy lợi ích từ đĩa đó lớn hơn giá trị của toàn bộ suất buffet. Điều này không hợp lý vì bạn đã trả 400.000 đồng để ăn buffet mà không cần phải đánh giá từng đĩa riêng lẻ như vậy.
D. Tổng lợi ích nhận được từ 5 đĩa đồ ăn lớn hơn hoặc bằng 400.000
Đây là một cách đánh giá tổng lợi ích từ việc ăn 5 đĩa. Tuy nhiên, trong trường hợp buffet, bạn đã trả 400.000 đồng, vì vậy chỉ cần lợi ích từ đĩa thứ 5 lớn hơn 0 là đủ.
Kết luận
Trong ngữ cảnh kinh tế học, bạn chỉ nên ăn đĩa thứ 5 nếu lợi ích tăng thêm từ đĩa số 5 lớn hơn 0 (đáp án A). Điều này có nghĩa là bạn cảm thấy rằng ăn thêm đĩa thứ 5 sẽ mang lại cho bạn một chút lợi ích, ví dụ như cảm giác no hơn hoặc ngon miệng hơn.
#4 NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ KHUYẾN KHÍCH
Câu hỏi: Nguyên lý động cơ khuyến khích đề cập đến điều gì?
A) Con người ra quyết định chỉ dựa vào cảm xúc
B) Con người duy lý phản ứng với các động cơ khuyến khích về vật chất và tinh thần. Vì họ ra quyết định dựa vào những cân nhắc về chi phí và lợi ích
C) Con người không quan tâm đến chi phí và lợi ích
D) Tất cả các lựa chọn trên đều đúng
Đáp án đúng: B) Con người duy lý phản ứng với các động cơ khuyến khích về vật chất và tinh thần. => Vì họ ra quyết định dựa vào những cân nhắc về chi phí và lợi ích
Câu hỏi: Con người duy lý thường đáp ứng với khuyến khích nào?
A) Khuyến khích vật chất
B) Khuyến khích tinh thần
C) Cả A và B
D) Không có khuyến khích nào
Đáp án đúng: C) Cả A và B
Câu hỏi: Con người thường phản ứng như thế nào với các khuyến khích?
Câu trả lời: Con người duy lý thường đáp ứng với khuyến khích vật chất và tinh thần,
=>Tức là họ sẽ thay đổi hành vi của mình để tối đa hóa lợi ích nhận được từ những khuyến khích đó.
Lần nữa nào: Nguyên lý động cơ khuyến khích là gì?
Câu trả lời: Nguyên lý động cơ khuyến khích cho rằng con người phản ứng với các động cơ khuyến khích, tức là họ ra quyết định dựa vào những cân nhắc về chi phí và lợi ích.
Câu hỏi: Chính sách nào có thể được sử dụng để khuyến khích hành vi mong muốn?
A) Chính sách thưởng phạt
B) Chính sách cấm
C) Chính sách không có biện pháp
D) Tất cả các lựa chọn trên
Đáp án đúng: A) Chính sách thưởng phạt
Câu hỏi: Hiệu ứng rắn hổ mang là gì?
A) Một biện pháp khuyến khích hiệu quả
B) Khi một giải pháp Lại gây ra vấn đề lớn hơn, tồi tệ hơn
C) Một chiến lược đầu tư
D) Một khái niệm trong tâm lý học
Đáp án đúng: B) Khi một giải pháp Lại gây ra vấn đề lớn hơn, tồi tệ hơn.
Hiệu ứng rắn hổ mang: xảy ra khi một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lại khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn, với một hậu quả không lường trước được.
Câu hỏi: Một ví dụ nào có thể minh họa hiệu ứng rắn hổ mang?
A) Tăng giá để bảo vệ sản phẩm
B) Giảm thuế cho doanh nghiệp
C) Kiểm soát giá để bảo vệ người tiêu dùng dẫn đến thiếu hàng hóa
D) Tăng lương cho nhân viên
Đáp án đúng: C) Kiểm soát giá để bảo vệ người tiêu dùng dẫn đến thiếu hàng hóa
=> hệ lụy quá bị thương
Câu hỏi: Một ví dụ về động cơ khuyến khích trong công việc là gì?
A) Giảm lương cho nhân viên
B) Thưởng tiền cho nhân viên hoàn thành chỉ tiêu
C) Không có chính sách nào
D) Tất cả các lựa chọn trên
Đáp án đúng: B) Thưởng tiền cho nhân viên hoàn thành chỉ tiêu
Tại sao ví dụ trên: “Thưởng tiền cho nhân viên hoàn thành chỉ tiêu” cho thấy con người phản ứng với động cơ khuyến khích thông qua Thưởng - Phạt?
Câu trả lời: Một ví dụ là khi một công ty thưởng tiền cho nhân viên để tăng năng suất làm việc, nhân viên sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn để nhận phần thưởng.
Câu hỏi: Nếu một chính sách khuyến khích không hiệu quả, điều gì có thể xảy ra?
A) Không có ảnh hưởng gì
B) Hành vi không mong muốn, hoặc thậm chí là phản tác dụng, như trong trường hợp hiệu ứng rắn hổ mang.
C) Tăng cường lòng tin của mọi người
D) Giảm thiểu chi phí
Đáp án đúng: B) Hành vi không mong muốn, hoặc thậm chí là phản tác dụng, như trong trường hợp hiệu ứng rắn hổ mang.
#5 NGUYÊN LÝ THƯƠNG MẠI LÀM MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI
Có bài tập tính Chuyên Môn Hóa, nhớ nói chị mở sách giấy của chị để chỉ cho em bấm máy tính nhanh
#5 NGUYÊN LÝ THƯƠNG MẠI LÀM MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI
Nguyên lý thương mại làm mọi người đều có lợi là gì?
Từ khóa Chuyên Môn Hóa đồng nghĩa với khái niệm gì nhỉ?
Câu trả lời:
Thằng nào mạnh cái gì thì làm cái đó, rồi đem đi trao đổi => Gọi là Chuyên Môn Hóa
Nguyên lý thương mại làm mọi người đều có lợi cho rằng thương mại tự do, tự nguyện có thể mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Câu hỏi: Thương mại tự do dựa trên nguyên tắc/ nền tảng nào?
Câu trả lời:
Nền tảng của thương mại tự do là: Trao đổi tự nguyện, nơi đôi bên cùng có lợi.
Câu hỏi: Nguyên lý thương mại làm mọi người đều có lợi đề cập đến điều gì?
A) Thương mại tự do không mang lại lợi ích
B) Thương mại tự do, tự nguyện có thể đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia
C) Thương mại chỉ có lợi cho một bên
D) Thương mại không liên quan đến lợi ích
Đáp án đúng: B) Thương mại tự do, tự nguyện có thể đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia
Câu hỏi: Nền tảng của thương mại là gì?
A) Quyền lực
B) Trao đổi tự nguyện
C) Cạnh tranh không công bằng
D) Chính sách bảo hộ
Đáp án đúng: B) Trao đổi tự nguyện
Cá nhân có thể hưởng lợi từ thương mại như thế nào?
Câu trả lời:
Cá nhân có thể chuyên môn hóa trong việc sản xuất hoặc tạo ra hàng hóa/dịch vụ mà Chính bản thân mình có lợi thế nhất
Sau đó đem đi trao đổi với cá nhân khác để có được hàng hóa/dịch vụ mà mình cần.
Câu hỏi: Cá nhân có thể đạt được lợi ích từ thương mại bằng cách nào?
A) Tạo ra hàng hóa/dịch vụ mình có lợi thế nhất để trao đổi
B) Sản xuất tất cả hàng hóa một cách tự túc
C) Tránh xa việc trao đổi với người khác
D) Tăng cường bảo vệ sản phẩm nội địa
Đáp án đúng: A) Tạo ra hàng hóa/dịch vụ mình có lợi thế nhất để trao đổi
Quốc gia có thể hưởng lợi từ thương mại bằng cách nào?
Câu trả lời: Y chang cá nhân. Thằng nào mạnh cái gì thì làm cái đó, rồi đem đi trao đổi => Gọi là Chuyên Môn Hóa
Quốc gia có thể chuyên môn hóa trong việc sản xuất hoặc tạo ra hàng hóa/dịch vụ mà họ có lợi thế nhất, sau đó trao đổi với quốc gia khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế.
Câu hỏi: Quốc gia có thể đạt được lợi ích từ thương mại bằng cách nào?
A) Không tham gia vào thương mại quốc tế
B) Chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa/dịch vụ mình có lợi thế nhất
C) Tăng thuế nhập khẩu
D) Giảm sản xuất hàng hóa nội địa
Đáp án đúng: B) Chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa/dịch vụ mình có lợi thế nhất
Mua hàng hóa/dịch vụ từ quốc gia khác thường có lợi hơn so với tự sản xuất
Hay là tự sản xuất sẽ có lợi hơn là Đi mua?
Mua hàng hóa/dịch vụ từ quốc gia khác thường có lợi hơn
=> Vì giá rẻ hơn là Mình tự sản xuất
Ủa ai nói đặt đồ ăn ngoài thì mắc hơn so với tự nấu?
Thử nghĩ tới Cái Nấm Chiên mà 2 chị em đứng 3 tiếng lăn bột để Chiên trong đau khổ và nóng nực đi
=> hãy order ngoài mà ăn
=> Chọn đi mua giùm.
Tại sao mua hàng hóa/dịch vụ từ quốc gia khác thường có lợi hơn so với tự sản xuất?
Câu trả lời: Mua hàng hóa/dịch vụ từ quốc gia khác thường có lợi hơn
vì nó nhờ vào chuyên môn hóa và lợi thế so sánh => Nên giá rẻ hơn so với việc tự sản xuất,
Câu hỏi: Mua hàng hóa/dịch vụ từ quốc gia khác có lợi ích gì?
A) Luôn tốn kém hơn so với sản xuất trong nước
B) Có thể mua với giá rẻ hơn so với tự sản xuất
C) Không có ảnh hưởng đến kinh tế
D) Làm giảm sự cạnh tranh trong nước
Đáp án đúng: B) Có thể mua với giá rẻ hơn so với tự sản xuất
Câu hỏi: Lợi ích từ thương mại tự do chủ yếu đến từ:
A) Sự bảo hộ thương mại
B) Chuyên môn hóa và trao đổi
C) Tăng cường đánh thuế
D) Giảm sản xuất hàng hóa
Thấy từ khóa Thương Mại => Nghĩ ngay “Chuyên môn hóa”
Đáp án đúng: B) Chuyên môn hóa và trao đổi
#6 NGUYÊN LÝ “THỊ TRƯỜNG LÀ PHƯƠNG THỨC TỐT ĐỂ tổ chức tốt hoạt động kinh tế”
Nguyên lý "Thị trường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế" có ý nghĩa gì?
Câu trả lời: Nguyên lý này chỉ ra rằng thị trường thường là phương thức hiệu quả nhất để tổ chức các hoạt động kinh tế trong xã hội.
Câu hỏi: Chức năng của thị trường trong việc tổ chức hoạt động kinh tế là gì?
Nhắc nhẹ:
(nãy) Thấy từ khóa “Thương Mại” => Nghĩ ngay “Chuyên môn hóa”
(giờ) Vậy thấy từ khóa “thị trường” => Nghĩ ngay “Giá Cả’
Câu trả lời: Thị trường giúp xác định giá cả, phân bổ tài nguyên, và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua cơ chế cạnh tranh.
Thấy
Hoạt động kinh tế nhằm trả lời những câu hỏi nào?
Câu trả lời: Hoạt động kinh tế nhằm trả lời ba câu hỏi chính:
Sản xuất cái gì?
Sản xuất cho ai?
Sản xuất như thế nào?
Các phương thức tổ chức hoạt động kinh tế khác ngoài thị trường là gì?
Câu trả lời: Các phương thức khác bao gồm:
First come – First serve
Xổ số
Bình chọn
Ép buộc
Dựa trên mức đóng góp cá nhân
Thi đấu
Hội đồng lập kế hoạch
GIÁ CẢ