Câu 1. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt đối với lao động có tay nghề cao.
Câu 2. Là người tiêu dùng, em sẽ lựa chọn thời điểm nào sau đây để mua hàng hóa?
A. Cung = cầu.
B. Cung < cầu.
C. Cung >= cầu.
D. Cung > cầu.
Câu 3. “Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp của anh H thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên”. Theo em, cạnh tranh đã có vai trò như thế nào trong trường hợp trên?
A. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp bổ sung trang thiết bị hiện đại.
B. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động.
D. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế.
Câu 4. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI < 10%) được gọi là tình trạng gì?
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 5. Nhân tố nào sau đây KHÔNG ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường?
A. thu nhập của người tiêu dùng.
B. số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
C. giá cả hàng hóa, dịch vụ.
D. giá cả những hàng hóa dịch vụ thay thế.
Câu 6. Cầu về phòng khách sạn gần biển tăng mạnh vào dịp hè nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ sảy ra tình trạng gì dưới đây?
A. Giá phòng khách sạn tăng lên.
B. Giá phòng khách sạn giảm xuống.
C. Giá phòng khách sạn ổn định.
D. Giá phòng khách sạn bão hòa.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lạm phát?
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
B. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
Câu 8. Việc có nhiều hãng sữa cùng kinh doanh trên thị trường Việt nam sẽ đem lại lợi ích nào dưới đây đối với người tiêu dùng?
A. Gia tăng nguồn thu ngân sách.
B. Sử dụng các sản phẩm chất lượng.
C. Tiếp cận nguồn thông tin sai lệch.
D. Mở rộng thị trường lao động.
Câu 9. Vì sao tình trạng thừa tiền trong lưu thông lại có thể dẫn đến lạm phát?
A. Mọi người không có đủ tiền để mua các món hàng hóa mà mình cần thiết.
B. Vì số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra để mua hàng hóa không đáng kể.
C. Vì người có quá nhiều tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một món hàng.
D. Vì số lượng hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng là không đủ.
Câu 10. Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em, lí do nào khiến cho nền kinh tế của đất nước này rơi vào lạm phát?
A. Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.
B. Chi tiêu của Chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế ngày càng thụt giảm dẫn đến Nhà nước phải in thêm tiền.
C. Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài, nguồn lao động trong nước bị giảm sút dẫn đến suy thoái nền kinh tế.
D. Có nhiều sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm.
Câu 11. Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường, đối tượng hưởng lợi từ đó là ai?
A. Người nắm vai trò trung gian.
B. Người tiêu dùng.
C. Người nhập nguyên liệu sản xuất.
D. Người bán hàng nhỏ lẻ.
Câu 12. Vì sao các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường?
A. Để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh cùng mặt hàng với mình.
B. Để có được ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ, thu được lợi ích tối đa.
C. Để tìm ra cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường.
D. Để chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm.
Câu 13. “Hãng bánh H mới tung ra thị trường một loại bánh mới chất lượng được cải tiến vượt bậc cùng giá thành vô cùng cạnh tranh”. Trong trường hợp trên, cạnh tranh mang lại những vai trò nào?
A. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn hàng tốt, giá thành cao.
B. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với sản phẩm tốt, giá thành phải chăng.
C. Giúp người tiêu dùng được tiếp cận với đa dạng các loại sản phẩm.
D. Người tiêu dùng không được hưởng lợi gì từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế.
Câu 14. Nếu thị trường kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh sẽ dẫn điều gì?
A. Các chủ thể kinh tế sẽ có được nguồn lợi nhuận thích đáng thuộc về mình.
B. Các chủ thể kinh tế sẽ không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
C. Nền kinh tế thị trường sẽ không có động lực phát triển.
D. Các đối thủ của nhau sẽ không có cơ hội giành giật lợi ích kinh tế.
Câu 15. Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hàng năm (10%-1 000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế là phản ánh loại lạm phát nào dưới đây?
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 16. Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự
A. ganh đua.B. thỏa hiệp.C. thỏa mãn.D. ký kết.
Câu 17. Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến
A. lạm phát.B. thất nghiệp.C. cạnh tranh.D. khủng hoảng.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế?
A. Hủy hoại tài nguyên môi trường.B. Triệt tiêu lợi nhuận kinh doanh.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tếD. Tăng cường đầu cơ tích trữ.
Câu 19. Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường tương ứng với mức giá cả được xác định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là
A. cung.B. cầu.C. lạm phát.D. thất nghiệp.
Câu 20. Trong nền kinh tế thị trường, nếu công nghệ và kĩ thuật chưa được ứng dụng phổ biến thì năng suất lao động giảm và chi phí lao động sản xuất ra hàng hoá tăng từ đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cung hàng hóa?
A. Cung giảm xuống.B. Cung tăng lên.C. Cung không đổi.D. Cung bằng cầu.
Câu 21. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, bản chất mối quan hệ cung - cầu phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa
A. người bán với người bán.B. người mua với người mua.
C. người sản xuất với người tiêu dùng.D. người sản xuất và người đầu tư.
Câu 22. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới cung hàng hóa?
A. Giá cả của hàng hóa đó.B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Nguồn gốc xuất thân doanh nghiệp.D. Giá cả của các hàng hóa cùng loại.
Câu 23. Khi các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng lên từ đó dẫn đến
A. lạm phát.B. thất nghiệp.C. khủng hoảng.D. suy thoái.
Câu 24. Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã thì nền kinh tế đó ở vào trạng thái
A. lạm phát vừa phải.B. lạm phát phi mã.C. siêu lạm phát.D. lạm phát toàn diện
Câu 25. Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được
A. vị trí.B. việc làm.C. bạn đời.D. chỗ ở.
Câu 26. Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức
A. thất nghiệm cơ cấu.B. thất nghiệm tạm thời.