1/18
Looks like no tags are added yet.
Name | Mastery | Learn | Test | Matching | Spaced |
---|
No study sessions yet.
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước tư bản phương Tây xâu xé Trung Quốc?
Trung Quốc rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: Hiệp ước Nam Kinh đã dẫn đến điều gì?
Mở đầu quá trình biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 3: Đỉnh cao của phong trào đấu tranh ở Trung Quốc 1840-1911 là gì?
Cách mạng Tân Hợi (1911).
Câu 4: Kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) là gì?
Đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
Câu 5: Điểm khác biệt của Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - XX so với các nước châu Á khác?
Một bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân.
Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào thời gian nào?
Tháng 1 - 1868.
Câu 7: Dưới thời Minh Mạng, cả nước được chia thành đơn vị hành chính thế nào?
30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).
Câu 8: Bộ luật được ban hành dưới thời vua Gia Long có tên gì?
Hoàng Việt luật lệ.
Câu 9: Chính sách đối ngoại nổi bật của Triều Nguyễn là gì?
Khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ.
Câu 10: Lí do khiến kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới Triều Nguyễn sa sút?
Thiên tai, dịch bệnh khiến người dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
Câu 11: Thủ đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn đặt tại đâu?
Phú Xuân.
Câu 12: Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra dưới thời Nguyễn?
Khởi nghĩa Phan Bá Vành.
a) Thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt .
b) Nhà Nguyễn đã thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816.
c) Hoàng đế Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1833.
d) Quần đảo Paracel mà Giám mục Ta-be đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
a) Thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa đã được chiếm cứ bởi người Việt . Đ
b) Nhà Nguyễn đã thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Đ
c) Hoàng đế Gia Long đã chính thức xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1833. S
d) Quần đảo Paracel mà Giám mục Ta-be đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đ
a) Từ đầu thời Gia Long (1802) đến thời Tự Đức (1862), mâu thuẫn xã hội trong nước làm bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân.
b) Những cuộc nổi dậy của nhân dân từ năm 1802 đến 1862 chủ yếu nhằm chống lại ách cai trị của thực dân Pháp.
c) Trong khoảng 60 năm đầu thành lập, triều đình nhà Nguyễn đã phải đối mặt với khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân.
d) Số lượng cuộc nổi dậy trong giai đoạn 1802 - 1862 cho thấy sự bất mãn sâu sắc của nhân dân đối với chính sách cai trị của triều Nguyễn.
a) Từ đầu thời Gia Long (1802) đến thời Tự Đức (1862), mâu thuẫn xã hội trong nước làm bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân. Đ
b) Những cuộc nổi dậy của nhân dân từ năm 1802 đến 1862 chủ yếu nhằm chống lại ách cai trị của thực dân Pháp. S
c) Trong khoảng 60 năm đầu thành lập, triều đình nhà Nguyễn đã phải đối mặt với khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân. Đ
d) Số lượng cuộc nổi dậy trong giai đoạn 1802 - 1862 cho thấy sự bất mãn sâu sắc của nhân dân đối với chính sách cai trị của triều Nguyễn. Đ
Câu 21: Nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
Nội dung chính:
Chính trị: Thành lập chính phủ theo mô hình Đức, ban hành Hiến pháp (1889), lập Quốc hội.
Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường; cho phép mua bán ruộng đất; phát triển kinh tế tư bản.
Giáo dục: Thi hành giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học - kỹ thuật; cử du học sinh sang phương Tây.
Quân sự: Tổ chức, huấn luyện quân đội theo phương Tây; thực hiện nghĩa vụ quân sự; phát triển công nghiệp quân sự.
Ý nghĩa:
Giúp Nhật Bản giữ vững độc lập, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển.
Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Câu 22: Việt Nam có thể học hỏi gì từ cuộc Duy tân Minh Trị?
Thích ứng với hoàn cảnh: Muốn tồn tại và phát triển, đất nước phải luôn thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Nền tảng vững chắc: Cải cách chỉ thành công khi có một nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển.
Đầu tư vào giáo dục: Cải cách toàn diện cần chú trọng đến giáo dục và phát triển con người để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
Câu 23: Những biểu hiện chủ nghĩa đế quốc hình thành ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX - đầu XX?
Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:
Kinh tế: Xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế - chính trị, như Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo,…
Xâm lược và bành trướng: Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin, Triều Tiên, Sơn Đông,...
Câu 24: Vì sao Cách mạng Tân Hợi bùng nổ?
Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” thực chất là trao quyền kinh doanh cho các nước đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc.
→ Gây làn sóng phản đối mạnh mẽ → cách mạng Tân Hợi (1911) → lật đổ triều Mãn Thanh.
Câu 25: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?
Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi:
Sự lãnh đạo của Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu.
Sự ủng hộ và tham gia của đông đảo nhân dân.
Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi:
Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á