Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ?
Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn bắt và giết
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?
1771
Câu 3. Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?
Đánh bại 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
Câu 4. Cuối năm 1788, ai là người chỉ huy 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?
Tôn Sĩ Nghị
Câu 5. Quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, quét sạch quân xâm lược Thanh trong vòng mấy ngày
5 ngày
Câu 6. Trước khi đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh?
Lên ngôi hoàng đế
Câu 7: "Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy”. Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?
Lê Chiêu Thống
Câu 8. Năm 1786, khi tiến ra Đàng Ngoài, quân Tây Sơn đã lấy danh nghĩa
Phủ Lê diệt Trịnh
Câu 9. Căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở:
Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai)
Câu 10. Đoạn trích “ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... không biết bao nhiêu mà kể" (SGK Lịch sử 8) là nói đến của cải của nhân vật nào?
Trương Phúc Loan
Câu 11. Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút sông này làm trận địa quyết chiến vì đoạn
có địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
Câu 12. Tướng giặc nào của quân Thanh đã phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở đồn Đống Đa?
Sầm Nghi Đống.
Câu 13. Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?
Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 14. Nguyễn Nhạc đã đối phó như thế nào khi phía Bắc là quân Trịnh, phía Nam là quân Nguyễn?
Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Chúa Nguyễn Phúc Thuần lên nối ngôi lúc mới 12 tuổi, chỉ "thích chơi bời, múa hát”, quyền hành tập trung hết vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Ông ta tự xưng là Quốc phó, chuyên quyền hơn 30 năm; là người "bản quan, buôn ngục", rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại nhiều người; ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... không biết bao nhiêu mà kể". (Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 540)
a) Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
b) Chúa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi đã trưởng thành, đủ tuổi quản lý đất nước.
c) Trương Phúc Loan là người tham lam, tàn nhẫn, và giết hại nhiều người.
d) Người đứng đầu chính quyền Đàng Trong là quyền thần Trương Phúc Loan.
Đ - S - Đ - S
a) Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu. Đ
b) Chúa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi khi đã trưởng thành, đủ tuổi quản lý đất nước. S
c) Trương Phúc Loan là người tham lam, tàn nhẫn, và giết hại nhiều người. Đ
d) Người đứng đầu chính quyền Đàng Trong là quyền thần Trương Phúc Loan. S
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Sử triều Nguyễn cũng phải ghi nhận: "Người Xiêm từ sau bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà trong lòng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập một, Sđd, tr. 227 - 228)
a) Quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm xâm lược vào năm 1789.
b) Quân Tây Sơn đã bảo vệ thành công nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của quân Xiêm.
c) Người Xiêm luôn thể hiện sự khiêm tốn và không hề nói khoác về sức mạnh của mình.
d) Kể từ năm Giáp Thìn, khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc.
S - Đ - S - Đ
a) Quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm xâm lược vào năm 1789. S (1785)
b) Quân Tây Sơn đã bảo vệ thành công nền độc lập của đất nước trước sự xâm lược của quân Xiêm. Đ
c) Người Xiêm luôn thể hiện sự khiêm tốn và không hề nói khoác về sức mạnh của mình. S
d) Kể từ năm Giáp Thìn, khởi nghĩa Tây Sơn trở thành phong trào dân tộc. Đ
Câu 1. Trình bày quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 1.
Quá trình thực thị:
+ Thực hiện có bệ thống, có tổ chức & liên tục
+ Thành lập đội Hoàng sa và Bắc Hà vừa có chức năng k/tế vừa có chức năng k/soát quản lí biển, đảo
Ý nghĩa:
+ khẳng định quá trình, khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm.
Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
Câu 2.
ý nghĩa:
+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Ng, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chi chia cắt đất nc, đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nc.
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập ở lãnh thổ của tổ quốc.
Nguyên nhân:
+ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, lòng yêu ńc và tinh thần đoàn kết của nhân dân tạ.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy
Câu 3: Hãy trình bày hiểu biết của em về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đưa ra đánh giá của em về vai trò của ông trong phong trào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.
* Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 - 1792)
- Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm.
- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).
———————————-
* Đánh giá:
- kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến địch không kịp đối phó.