Looks like no one added any tags here yet for you.
Độc quyền là
Sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả nảng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
Độc quyền có thể được hình thành
Một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền
Nguyên nhân hình thành độc quyền
3 nguyên nhân: do sự phát triển của lực lượng sản xuất; do cạnh tranh; do khủng hoảng và sự phát triểm của hệ thống tín dụng
Thời gian nào các tổ chức độc quyền xuất hiện
Cuối TK XIX đến đầu thế kỉ XX
Giá cả độc quyền là
Giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa
Các tổ chức độc quyền luôn áp đặt
Giá cả cao khi bán và giá cả thấp khi mua
Giá cả độc quyền bao gồm
Giá cả độc quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền thấp (khi mua)
Độc quyền nhà nước là
Kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữa vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị - xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử
Độc quyền nhà nước mang tính _________ trong nền kinh tế thị trường
Phổ biến
Độc quyển nhà nước được hình thành trên cơ sở _________ giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế của nhà nước, sự chi phôi của tầng lóp tư bản độc quyền (đặc biệt là của tư bản tài chính) đối với bộ máy nhà nước
Cộng sinh
Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền nhà nước
Có 4 nguyên nhân: tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết về sản xuất và phân phổi từ một trung tâm; sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vến chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Vì vậy, nhà nước phải đứng ra đảm nhận phát triển các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn; sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội; cùng với xu hướng quốc tế hóa đòi sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia, dân tộc và xung đột lợi ích với các đổì thủ trên thị trường thế giới.
Bản chất của độc quyền nhà nước
Hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ
Lợi ích của các tổ chức độc quyền tư bản và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản
Độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có sự thống nhất của những quan hệ kỉnh tế - chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau
Tăng sức manh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức manh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền
Tác động tích cực của độc quyền
Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật; Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyển; độc quyền tạo được sức mạnh kỉnh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại (3)
Tác động tiêu cực của độc quyền
Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội; độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội; khi độc quyền nhà nưóc bị chi phối bởi nhóm lợi ích cục bộ hoặc khi độc quyền tư nhân chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội sẽ gây ra hiện tượng làm tảng sự phân hóa giàu - nghẻo (3)
Độc quyền sinh ra từ
Cạnh tranh tự do
Sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh, trái lại làm cho cạnh tranh trở nên
Đa dạng, gay gắt hơn
Có mấy dạng cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
3 loại là: Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền; Cạnh tranh giữa các tổ chúc độc quyền với nhau; Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
Các biện pháp của cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền
Độc quyền mua nguyên liệu đầu vào; độc quyển phương tiện vận tải; độc quyển tín dụng... để có thể loại bỏ các chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường
Hình thức của cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên cạnh tranh; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn lực đầu vào...
Dưới chủ nghĩa tư bản, tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện ở
Số lượng các xí nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhò trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị trường
Yếu tố trực tiếp dẫn đến việc hình thành tổ chức độc quyền
Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao
Vì sao sự tích tụ và tập trung đến mức cao lại trực tiếp dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền
Do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau và các doanh nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyển hóa, các tổ chức độc quyền hình thành theo
Liên kết ngang (cùng ngành)
Khi đã theo một liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo
Liên kết dọc (nhiều ngành)
Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm
Cartel (cốcten), syndicate (xanhđica), trust (tờrớt), consortium (côngxoócxiom)
Cartel là hình thức tổ chức độc quyền
Trong đó các xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán,...
Các xí nghiệp tư bản tham gia cartel vẫn độc lập cả về
Sản xuất và lưu thông hàng hóa
Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền
Cao hơn, ổn định hơn cartel
Các xí nghiệp tư bản tham gia syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ không độc lập ở
Khâu lưu thông hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của syndicate đảm nhận).
Mục đích của syndicate là
Thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyển cao
Trust là
Hình thức độc quyền cao hơn cartel và syndicate.
Trong trust thì cả việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do
Một ban quản trị chung thống nhất quản lý.
Các xí nghiệp tư bản tham gia trust trở thành
Những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
Consortium là hình thức tổ chức độc quyền
Có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trước.
Tham gia consortium
Có các xỉ nghiệp tư bản lớn mà còn cỏ cả các syndicate, các trust, thuộc cảc ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật.
Với kiểu liên kết dọc như vậy, một consortium có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ bởi hoàn toàn phụ thuộc
Về tài chính vào một nhóm các nhà tư bản kếch xù
Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do
tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối
Sự xuất hiện của độc quyền trong ngân hàng khiến ngân hàng có chức năng mới đó là
nắm được hầu hết lượng tiền tệ của xã hội nên có quyền lực 'Vạn năng", khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội
Tư bản tài chính sinh ra từ
Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau
Tư bản tài chính là
Kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, vối tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp
Các tài phiệt thực hiện sự thống trị của mình thông qua
"chế độ tham dự"
Thực chất của "chế độ tham dự" là
Một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính mua số cổ phiếu khống chế
Vai trò của chế độ tham dự
Với một lượng tư bản đầu tư nhỏ, mà tài phiệt có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần
Ngoài chế độ tham dự, các nhà tài phiệt còn dùng những biện pháp nào để thu lợi nhuận độc quyền cao
Lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất...
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin khái quát năm đặc điểm của độc quyền tư bản chủ nghĩa bao gồm
Các tổ chức độc quyên có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn; Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối; Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến; Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền; Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vảo việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
Xuất khẩu tư bản
Là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đều tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản 2 hình thức là
Đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp
Đẩu tư trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu tư bản để xây. dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của "công ty mẹ" ở chính quốc.
Đầu tư gián tiếp
Là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của CNTB trong những lĩnh vực và thị trường nhất định là do
Sự đụng độ trên trường quốc tế của các tổ chức độc quyền được sự ủng hộ của nhà nước và ảnh hưởng từ các cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền
Xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của CNTB trong những lĩnh vực và thị trường nhất định dẫn đến việc
Hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cartel, syndicate, trust quốc tế
Thứ gì đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước
Tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với chính sách thực dân
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới với nội dung chủ yếu là
Dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản có các dặc trưng kinh tê chủ yếu nào
Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước; Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước; Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua
các đảng phái
Hôm nay là bộ trưỏng, ngày mai Là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng. Câu này của
Lenin
Hôm nay là bộ trưỏng, ngày mai Là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng. Nhằm nhấn mạnh
Sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ
Đứng đằng sau các đảng phái là một lực lượng có quyền lực rất hùng hậu
đó chính là các hội chủ xí nghiệp độc quyền
Sự thâm nhập lẫn nhau (còn gọi là sự kết hợp)
đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Sở hữu trong độc quyền nhà nước là
Sở hữu tập thể của giai cấp tư sản, của tư bản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Biểu hiện của sở hữu độc quyền nhà nước
Sở hữu nhà nước tăng lên, tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sỏ hữu độc quyền tư nhân
Sở hữu nhà nước có mấy chức năng cơ bản
3 chức năng: mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của độc quyền; tạo điểu kiện thuận lợi nhất cho việc di chuyển tư bản của các tổ chức độc quyển đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau, chuyển từ những ngành ít lãi sang nhũng ngành kinh doanh có hiệu quả hơn một cách dễ dàng, thuận lợi; làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.
Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể
Những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước.
Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản gồm
bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội.
Bộ máy điều tiết kinh tế gồm
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước
Cơ chế điểu tiết kinh tế độc quyền nhà nước là
Sự dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước
Các biểu hiện mới của độc quyền
Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản; Biểu hiện về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền; Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản; Biểu hiện mới của bộ phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền; Biểu hiện mới về sự phán chia lãnh thổ ánh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền.
Biểu hiện mới trong tính tụ và tập trung tư bản
Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Những hình thức tổ chức độc quyền mới là
concern và các conglomerate.
Concern
Là tổ chức độc quyển đa ngành, gồm hàng trăm xí nghiệp có quan hệ với nhũng ngành khác nhau và được phân bố ỏ nhiều nước
Conglomerate
Là sự kết hợp của hàng chục hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan trực tiếp vể sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất
Nguyên nhân chính dẫn đến Concern
Do cạnh tranh gay gắt nên kinh doanh chuyên môn hóa hẹp sẽ dễ bị phá sản, ngoài ra là để đốì phó với luật chống độc quyển ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa
Mục đích của Conglomerate
Thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoáng
Vì sao hầu hết các conglomerate đều dễ phá sản hoặc chuyển thành các Concern
Do mục đích chính của conglomerate là thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoáng
Ở các nước tư bản phát triển hiện nay, bên cạnh cốc tổ chức độc quyền lớn ngày càng xuất hiện nhiểu doanh nghiệp (công ty, hãng)
Vừa và nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công và Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh riêng
Các hãng, công ty vừa và nhỏ phụ thuộc vào
các concern và conglomerate về nhiều mặt
Sự kiểm soát của độc quyền được thực hiện dưới những hình thức mới thông qua
quan hệ hợp tác giữa độc quyền lớn với các hãng vừa và nhỏ.
Độc quyền cũng bắt đầu xuất hiện cả ở
những nước đang phát triển
Nguyên nhân mà các nước đang phát triển cũng xuất hiện độc quyền
Do kết quả của sự thâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển và sự ứng dụng nhũng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại
Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng _________
Quốc tế
Biểu hiện mới của tư bản tài chính
Xuất hiện và phát triển nhiều ngành kinh tế mới; Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đổi; thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Để thích ứng với sự biến đổi của tư bản tài chính
Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, dưới hình thức một tổ hợp đa dạng kiểu: công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng;... Nội dung liên kết đa dạng, tinh vi, phức tạp hơn
"Chế độ tham dự' được bổ sung thêm bằng
Chế độ ủy viên
Chế độ ủy viên là
những đại cổ đông được "ủy nhiệm" thay mặt cho đa số cổ đông có ít cổ phiếu (các cổ đông nhỏ) quyết định phương hướng hoạt đíộng của công ty cổ phần
Để thích ứng với quá trình quốc tê hóa đời sống kinh tế
Các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia
Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới là
Kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế
Biểu hiện mới trong luồng tư bản xuất khẩu
Từ luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển trở thành dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau
Tại sao lại có sự thay đổi trong luồng tư bản xuất khẩu
Do các nước tư bản phát triển có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và nguồn vốn lớn trong khi các nước đang phát triển có kết cấu hạ tầng lạc hậu, tình hình chính trị kém ổn định
Sự thay đổi về chủ thể xuất khẩu tư bản
Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển.
Hình thức xuất khẩu thay đổi ra sao
hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa tăng lên.
Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được ________ và nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư đựợc đề caọ
gỡ bỏ dần
Sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền có những biểu hiện mới do
Tác động của xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế.
Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền thể hiện ở
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tăng ỉên đã thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưỏng giữa chúng với nhau; sự hình thành các liên minh
Cuối TK XX các cường quốc tranh giành phạm vi ảnh hưởng bằng
"Chiến lược biên giới mềm"
Sự phân chia lãnh thổ thế giới sau chiến tranh lạnh lại được thay thế bằng
những cuộc chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, đứng bên trong hoặc núp đằng sau, trực tiếp hoặc gián tiếp các cuộc đụng độ đó chính là các cường quốc tư bản.
Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự
Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước trở thành phổ biến
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về quan hệ nhân sự trong bộ máy chính quyền nhà nước
Sự phát triển của trình độ dân trí và quy luật cạnh tranh trong xã hội tư bản ngày nay