Thẻ ghi nhớ: nhà nước pháp luật đại cương | Quizlet

0.0(0)
studied byStudied by 1 person
learnLearn
examPractice Test
spaced repetitionSpaced Repetition
heart puzzleMatch
flashcardsFlashcards
Card Sorting

1/99

encourage image

There's no tags or description

Looks like no tags are added yet.

Study Analytics
Name
Mastery
Learn
Test
Matching
Spaced

No study sessions yet.

100 Terms

1
New cards

Câu 1: Đáp án nào đúng?

A. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước

B. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của các tổ chức chính trị - xã hội khác

C. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của các nhóm xã hội tự nguyện thành lập

D. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của các cộng đồng dân cư

A

2
New cards

Câu 2: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai? Phương hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là:

A. Tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả

B. Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

C. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân

D. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật

B

3
New cards

Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào là đúng?

A. Chỉ có nhà nước mới có đặc trưng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

B. Tổ chức công đoàn cũng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

C. Tổ chức dòng họ cũng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

D. Các tổ chức nghề nghiệp cũng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

A

4
New cards

Câu 4: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai? Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là:

A. Tất cả mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng pháp luật

B. Sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của con người

C. Sự phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước và sự giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước bởi pháp luật

D. Sự hiện diện của hệ thống pháp luật tốt và pháp luật giữ vai trò tối thượng trong xã hội

A

5
New cards

Câu 5: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai? Nhà nước pháp quyền có đặc trưng là:

A. Tôn trọng, bảo vệ quyền và tự do của con người

B. Sự phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước và sự giới hạn, kiểm soát quyền lực nhà nước bởi pháp luật

C. Tôn trọng pháp luật quốc tế

D. Pháp luật được ban hành bởi các tổ chức xã hội

E. Thừa nhận tính tối cao của pháp luật

D

6
New cards

Câu 6: Chọn phương án đúng trong các khẳng định sau:

A. Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước

B. Nhà nước pháp quyền là một kiểu nhà nước

A

7
New cards

Câu 7: Chọn phương án đúng trong các khẳng định sau:

A. Nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Nhà nước pháp quyền chỉ được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam

A

8
New cards

Câu 8: Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào đúng?

A. Nhà nước có các đặc trưng chủ yếu là: Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, quản lý dân cư theo lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, pháp luật, quy định và thu thuế theo hình thức bắt buộc

B. Nhà nước không có đặc trưng riêng so với các tổ chức xã hội

C. Nhà nước chỉ có một đặc trưng riêng đó là có quyền ban hành pháp luật

D. Nhà nước chỉ có hai đặc trưng chủ yếu là: dân cư và lãnh thổ

A

9
New cards

Câu 9: Chọn phương án đúng trong các khẳng định sau:

A. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, không có bộ máy chuyên cưỡng chế

B. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên cưỡng chế

B

10
New cards

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là đúng?

A. Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại

B. Chủ quyền quốc gia cũng có ở các tổ chức xã hội khác

C. Chủ quyền quốc gia chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ từng quốc gia

D. Chủ quyền quốc gia chỉ đặt ra đối với việc bảo vệ biên giới quốc gia

A

11
New cards

Câu 11: Chọn phương án đúng trong các khẳng định sau:

A. Chính phủ là cơ quan nhà nước

B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là cơ quan nhà nước

A

12
New cards

Câu 12: Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào đúng?

A. Chỉ có nhà nước mới có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

B. Các tổ chức chính trị - xã hội có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

C. Quy định pháp luật về thuế của nhà nước không có tính bắt buộc thực hiện

D. Các tổ chức nghề nghiệp có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

A

13
New cards

Câu 13: Trong các đáp án dưới đây, đáp án nào đúng?

A. Tổ chức công đoàn cũng phải phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

B. Tổ chức dòng họ cũng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

C. Các tổ chức nghề nghiệp cũng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

D. Chỉ có nhà nước mới có đặc trưng phân chia, quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

D

14
New cards

Câu 1: Chức năng cơ bản của nhà nước không gồm?

A. Chức năng du lịch

B. Chức năng xã hội

C. Chức năng kinh tế

D. Chức năng giáo dục

A

15
New cards

Câu 2: Chính phủ thực hiện quyền gì?

A. Quyền hành pháp

B. Quyền kiểm sát

C. Quyền lập pháp

D. Quyền tư pháp

A

16
New cards

Câu 3: Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định về vai trò của?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Chính phủ

C. Tòa án nhân dân

D. Quốc hội

A

17
New cards

Câu 4: Cơ quan nào có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

B. Tòa án nhân dân tối cao

C. Hội đồng bầu cử quốc gia

D. Chính phủ

C

18
New cards

Câu 5: Chức năng của Quốc hội không bao gồm?

A. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

B. Quyền lập pháp

C. Quyền hành pháp

D. Quyền giám sát tối cao

C

19
New cards

Câu 6: Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện qua hình thức nào?

A. Quyền kiểm soát của chính phủ

B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Hệ thống tư pháp độc lập

B

20
New cards

Câu 7: Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì?

A. Lập pháp

B. Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật

C. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp

D. Hành pháp

C

21
New cards

Câu 8: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước không bao gồm?

A. Quyền lực nhà nước là thống nhất

B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng

C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

D. Phân công quyền lực tối đa

D

22
New cards

Câu 9: Chủ tịch nước thực hiện vai trò gì?

A. Người đứng đầu chính phủ

B. Người đứng đầu nhà nước

C. Người đứng đầu quốc hội

D. Người đứng đầu tòa án

B

23
New cards

Câu 10: Quyền lực nhà nước thuộc về ai theo Hiến pháp 2013?

A. Nhân dân

B. Quốc hội

C. Chính phủ

D. Đảng Cộng sản Việt Nam

A

24
New cards

Câu 11: Khái niệm bộ máy nhà nước?

A. Tổ chức xã hội dân sự

B. Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

C. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước

D. Tổ chức chính trị

B

25
New cards

Câu 12: Cơ quan nào là chủ thể thực hiện quyền tư pháp?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

B. Quốc hội

C. Chính phủ

D. Tòa án

D

26
New cards

Câu 13: Quốc hội thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Quyền tư pháp

B. Quyền lập hiến và lập pháp

C. Quyền kiểm sát

D. Quyền hành pháp

B

27
New cards

Câu 14: X nói trong nhà nước đơn nhất thì có lãnh thổ chung nhất, có các đơn vị hành chính - lãnh thổ cấu thành nhà nước không có chủ quyền riêng. Y nói các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hiện nay vẫn có chủ quyền, có quyền quyết định về việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Ai đúng?

A. Y đúng

B. X đúng

B

28
New cards

Câu 15: Xem Tivi, A thấy Tổng bí thư ngồi ở hàng ghế đại biểu Quốc hội.

A kết luận: Bộ máy nhà nước bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam.B phản đối nói rằng: Tổng bí thư ngồi đó với vai trò đại biểu Quốc hội. Trong bộ máy nhà nước không bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam.Ai đúng?

A. A đúng

B. B đúng

B

29
New cards

Câu 16: Xem Tivi, E thấy Chủ tịch Quốc hội điều hành các phiên họp của Quốc hội nên

E kết luận Chủ tịch Quốc hội là người chủ tọa các phiên họp của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.G phản đối nói rằng Chủ tịch Quốc hội là người có vị trí cao nhất, đứng đầu và lãnh đạo, quyết định mọi hoạt động của Quốc hội.Ai đúng?

A. E đúng

B. G đúng

A

30
New cards

Câu 17: H nói nhà nước Anh hiện nay là một nhà nước quân chủ, ngôi vua được hình thành bằng phương thức cha truyền con nối. Đây là một nhà nước quân chủ tuyệt đối.

M nói nhà nước Anh không phải là nhà nước quân chủ tuyệt đối mà chỉ là nhà nước quân chủ tương đối.Ai đúng?

A. M đúng

B. H đúng

A

31
New cards

Câu 18: Xem Tivi, C thấy ở Mỹ có bầu cử Tổng thống và ở Pháp cũng có bầu cử Tổng thống.

C nói cả Mỹ và Pháp đều thuộc chính thể Cộng hòa Tổng thống.D phản đối nói rằng Mỹ thuộc chính thể Cộng hòa Tổng thống nhưng Pháp không phải.Ai đúng?

A. D đúng

B. C đúng

A

32
New cards

Câu 19: K nói chức năng của nhà nước chỉ là hoạt động duy nhất của nhà nước.

M phản đối nói rằng chức năng nhà nước là hoạt động chủ yếu của nhà nước, nhưng không loại trừ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác.Ai đúng?

A. M đúng

B. K đúng

A

33
New cards

Câu 20: T nói Bộ Chính trị là một Bộ thuộc Chính phủ.

H nói trong cơ cấu của Chính phủ Việt Nam không gồm có Bộ Chính trị.Ai đúng?

A. H đúng

B. T đúng

A

34
New cards

Câu 21: N nói Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

K nói Đại học Quốc gia Hà Nội cũng giống như các đại học khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm.Ai đúng?

A. N đúng

B. K đúng

A

35
New cards

Câu 22: A nói ở Việt Nam chỉ có giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

B nói phát triển khoa học công nghệ cũng là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Ai đúng?

A. A đúng

B. B đúng

B

36
New cards

Câu 23: A nói chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước là giống nhau, thực hiện chức năng của cơ quan nhà nước cũng có nghĩa là thực hiện chức năng của nhà nước.

B nói chức năng của nhà nước và chức năng của cơ quan nhà nước là khác nhau.Ai đúng?

A. A đúng

B. B đúng

B

37
New cards

Câu 1: Các đáp án dưới đây, đáp án nào SAI?

A. Tính quy phạm phổ biến có nghĩa là pháp luật được áp dụng nhiều lần và hiệu lực không mất đi sau khi đã áp dụng.

B. Pháp luật có tính bắt buộc chung với phạm vi rộng rãi hơn các quy tắc tập quán, điều lệ hiệp hội.

C. Tính quy phạm phổ biến có nghĩa là pháp luật có phạm vi áp dụng rộng rãi đối với mọi cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.

D. Tính quy phạm phổ biến có nghĩa là pháp luật được thể hiện dưới các hình thức pháp lý, văn phong, ngôn ngữ hết sức chặt chẽ.

D

38
New cards

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào SAI?

A. Hiến pháp là cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống pháp luật.

B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.

C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.

D. Hiến pháp là luật gốc, luật cơ bản của quốc gia.

B

39
New cards

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

A. Được ban hành theo đúng thẩm quyền.

B. Có tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Có tính cá biệt, cụ thể.

D. Được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục xác định.

c

40
New cards

Câu 4: Án lệ

A. Là các văn bản của Quốc hội ban hành trong lĩnh vực xét xử.

B. Là các sản phẩm của hoạt động hành chính, được cơ quan hành chính thừa nhận như khuôn mẫu để áp dụng cho những trường hợp tương tự về sau.

C. Là sản phẩm của hoạt động xét xử, do tòa án tạo lập trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận như khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về sau.

D. Là một loại văn bản quy phạm pháp luật do tòa án ban hành.

C

41
New cards

Câu 5: Trong những đáp án dưới đây, đáp án nào ĐÚNG?

A. Thủ tướng ban hành pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội được Quốc hội giao.

B. Lẽ công bằng là nguồn luật ở Việt Nam hiện nay.

C. Luật được làm ra bởi nhân dân toàn quốc được gọi là tập quán pháp.

D. Tập quán pháp là loại pháp luật được làm ra bởi sự sáng tạo của các quốc gia.

B

42
New cards

Câu 6: Tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật có nghĩa là

A. Pháp luật được thể hiện bằng các hình thức rõ ràng, xác định nhằm đảm bảo tính chính xác cao.

B. Pháp luật có loại nguồn cơ bản là văn bản quy phạm pháp luật và tập quán.

C. Pháp luật khái quát hóa và điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất.

D. Các hình thức thể hiện của pháp luật rất đa dạng phong phú.

A

43
New cards

Câu 7: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai?

A. Mọi cá nhân đều có quyền phản biện các văn bản pháp luật.

B. Các tổ chức trong xã hội có quyền góp ý kiến xây dựng pháp luật khi nhà nước thông báo.

C. Tất cả các cá nhân, các tổ chức trong xã hội đều có quyền tham gia xây dựng pháp luật.

D. Tất cả các cá nhân, các tổ chức trong xã hội không có quyền tham gia xây dựng pháp luật.

D

44
New cards

Câu 8: Các đáp án dưới đây, đáp án nào SAI?

A. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.

B. Pháp luật chỉ là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.

C. Pháp luật được thể hiện dưới các hình thức xác định chặt chẽ.

D. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.

B

45
New cards

Câu 9: Bản chất của pháp luật theo quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện chủ yếu qua

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

B. Tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật

C. Tính văn hóa của pháp luật

D. Sự hình thành pháp luật trong lịch sử xã hội loài người

B

46
New cards

Câu 10: Câu nào KHÔNG chính xác?

A. Chức năng của pháp luật hiện đại là bảo vệ chế độ giả trưởng

B. Chức năng của pháp luật hiện đại là bảo vệ quan hệ xã hội

C. Chức năng của pháp luật hiện đại là điều chỉnh quan hệ xã hội

D. Định chuẩn là một trong những chức năng của pháp luật

C

47
New cards

Câu 11: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước qua

A. Sức mạnh của tất cả mọi người trong xã hội

B. Các biện pháp cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, hỗ trợ và các biện pháp khác do nhà nước tiến hành

C. Các điều lệ của các tổ chức xã hội được nhà nước thừa nhận

D. Dư luận xã hội

B

48
New cards

Câu 12: Đáp án nào ĐÚNG?

A. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là loại văn bản quy phạm pháp luật

B. Nghị quyết của Chủ tịch nước là loại nguồn luật

C. Nghị định do Chính phủ ban hành

D. Lẽ công bằng không phải là nguồn luật ở Việt Nam

C

49
New cards

Câu 13: Đáp án nào KHÔNG ĐÚNG?

A. Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn pháp luật của Việt Nam

B. Án lệ là nguồn pháp luật của Việt Nam

C. Tập pháp pháp là loại nguồn pháp luật của Việt Nam

D. Học thuyết pháp lý là nguồn pháp luật của Việt Nam

D

50
New cards

Câu 14: Đáp án nào ĐÚNG?

A. Bộ luật do Quốc hội ban hành

B. Bộ luật do Chính phủ ban hành

C. Bộ luật do Chủ tịch nước ban hành

D. Bộ luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

A

51
New cards

Câu 15: Các loại nguồn (hình thức) của pháp luật Việt Nam hiện nay là

A. Điều lệ của các công ty

B. Văn bản pháp luật, tập quán, án lệ, lẽ công bằng, nguyên tắc pháp luật

C. Hương ước

D. Học thuyết chính trị - pháp lý

B

52
New cards

Câu 16: Các đáp án dưới đây, đáp án nào SAI?

A. Pháp luật là tổng thể các quy tắc được thừa nhận bởi toàn thể cộng đồng và chỉ được thực hiện dựa trên sự tự nguyện và sức mạnh của toàn thể cộng đồng trong xã hội

B. Pháp luật là tổng thể các quy tắc được thừa nhận, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi nhà nước

C. Pháp luật hình thành từ các tập quán trong cộng đồng và được nhà nước thừa nhận có giá trị áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội

D. Pháp luật hình thành từ các quyết định pháp lý do tòa án ban hành và được nhà nước thừa nhận áp dụng cho các trường hợp tương tự về sau

A

53
New cards

Câu 17: Đáp án nào ĐÚNG?

A. Điều lệ Đảng là loại văn bản quy phạm pháp luật

B. Án lệ là loại văn bản quy phạm pháp luật

C. Pháp luật có chức năng giáo dục

D. Ai cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đó là biểu hiện của nền dân chủ

C

54
New cards

Câu 18: Các đáp án dưới đây, đáp án nào SAI?

A. Văn bản pháp luật do tổ chức, cá nhân không nhân danh quyền lực nhà nước ban hành

B. Án lệ là một loại nguồn của pháp luật

C. Án lệ do tòa án tạo lập trong quá trình xét xử

D. Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành

A

55
New cards

Câu 19: Trong số các văn bản sau đây, văn bản nào KHÔNG phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Bản án, quyết định của tòa án

B. Luật do Quốc hội ban hành

C. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành

D. Nghị định do Chính phủ ban hành

A

56
New cards

Câu 20: Điều ước quốc tế

A. Là kết quả của hoạt động xét xử của các tổ chức tài phán quốc tế

B. Là nguồn luật cao nhất được áp dụng trong một quốc gia

C. Là các văn bản pháp lý chứa đựng các quy phạm do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận ban hành, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế

D. Là các tập quán thương mại được hình thành nên trong hoạt động lưu thông kinh tế giữa các quốc gia

C

57
New cards

Câu 1: Năng lực hành vi của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như nào?

A. Cả ba nhận định trên đều sai

B. Là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó

C. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó

D. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó

B

58
New cards

Câu 2: Khái niệm quyền chủ thể được hiểu là:

A. Cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật

B. Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình tự xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý

C. Là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép

D. Là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định

C

59
New cards

Câu 3: "Năng lực pháp luật" của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?

A. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định để được tham gia vào quan hệ pháp luật đó

B. Là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó

C. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình để tham gia vào quan hệ pháp luật đó

D. Cả ba nhận định trên đều sai

A

60
New cards

Câu 4: Áp dụng pháp luật

A. Là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm

C. Là hình thức pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép

D. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm

A

61
New cards

Câu 5: Quy phạm "bắt buộc" là quy phạm như thế nào?

A. Là loại đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó

B. Là loại đặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó

C. Là loại quy phạm đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó

D. Cả ba nhận định trên đều sai

A

62
New cards

Câu 6: Sử dụng pháp luật

A. Là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép

C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm

D. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm

B

63
New cards

Câu 7: Loại quy tắc xử sự nào sau đây là quy phạm pháp luật?

A. Những quy tắc tôn giáo

B. Các chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

C. Những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện

D. Những thói quen được hình thành từ lâu đời, được cộng đồng thừa nhận

C

64
New cards

Câu 8: Quy phạm pháp luật gồm những loại nào?

A. Chỉ có một loại là "quy phạm lựa chọn"

B. Có thể bao gồm tất cả các loại quy phạm nêu trên

C. Chỉ có một loại là "quy phạm cấm đoán"

D. Chỉ có một loại là "quy phạm bắt buộc"

B

65
New cards

Câu 9: Chấp hành pháp luật được hiểu là

A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật phải làm bằng hành động tích cực

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép

C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm

D. Là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền

A

66
New cards

Câu 10: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?

A. Là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, tham gia vào quan hệ pháp luật

B. Là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật, trong đó phải có ít nhất một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền

C. Là tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật

D. Bất kỳ người nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật

A

67
New cards

Câu 11: Chủ thể của một quan hệ pháp luật có thể là

A. Một trí tuệ nhân tạo

B. Cá nhân và pháp nhân (tổ chức)

C. Động vật nuôi (chó, mèo,..)

D. Chỉ có thể là cá nhân

B

68
New cards

Câu 12: Năng lực chủ thể của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?

A. Chỉ cần có năng lực pháp luật hoặc có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể

B. Chỉ cần có năng lực pháp luật là có năng lực chủ thể

C. Chỉ cần có năng lực hành vi là có đủ năng lực chủ thể

D. Phải có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi mới có đủ năng lực chủ thể

D

69
New cards

Câu 13: Quy phạm pháp luật là

A. Quy tắc của một tổ chức

B. Quy tắc của một nhóm người

C. Quy tắc xử sự trong xã hội

D. Quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện

D

70
New cards

Câu 14: Các hình thức thực hiện pháp luật là

A. Áp dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Sử dụng pháp luật

D. Cả ba đáp án trên

D

71
New cards

Câu 15: Mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội

A. Cả ba nhận định trên đều sai

B. Quan hệ xã hội là một loại quan hệ pháp luật

C. Mọi quan hệ pháp luật đều là quan hệ xã hội

D. Không phải quan hệ pháp luật nào cũng là quan hệ xã hội

C

72
New cards

Câu 16: Quy phạm pháp luật đầy đủ được cấu thành bởi các bộ phận nào?

A. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là "giả định" và "quy định"

B. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là "giả định" và "chế tài"

C. Gồm 3 bộ phận là: giả định, quy định và chế tài

D. Chỉ gồm hai bộ phận bắt buộc là "quy định" và "chế tài"

C

73
New cards

Câu 17: "Quy phạm cấm đoán" là quy phạm thế nào?

A. Cả ba nhận định trên đều sai

B. Là loại quy phạm đặt ra một việc cụ thể và cho phép các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó

C. Là loại quy phạm đặt ra một việc cụ thể và buộc các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật phải làm việc đó

D. Là loại quy phạm đặt ra một việc cụ thể và cấm các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật làm việc đó

D

74
New cards

Câu 18: Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì?

A. Phải có đủ cả ba điều kiện trên

B. Chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và chủ thể đó có đủ năng lực chủ thể

C. Chỉ cần có sự kiện pháp lý

D. Chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh

A

75
New cards

Câu 19: "Năng lực pháp luật" của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Phụ thuộc vào phong tục, tập quán

B. Phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia

C. Phụ thuộc vào trình độ văn hóa

D. Phụ thuộc vào quan điểm đạo đức

B

76
New cards

Câu 20: Năng lực hành vi của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Phụ thuộc vào truyền thống văn hóa dân tộc của từng quốc gia

B. Phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của chủ thể

C. Phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ nhận thức của chủ thể

D. Phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia

C

77
New cards

Câu 1: Trường hợp nào không phải là một hình thức trách nhiệm pháp lý?

A. Cưỡng chế thu hồi đất của gia đình anh X để xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân

B. Trục xuất anh J là người nước ngoài do anh J đã phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

C. Cảnh báo anh Y (15 tuổi) do điều khiển máy (xe moto)

D. Tạm đình chỉ hoạt động đối với quán karaoke HH do vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy

A

78
New cards

Câu 2: Anh A là công chức của Ủy ban nhân dân huyện. Anh A đã nhận hối lộ để chạy biên chế cho con gái của anh C vào làm trong cơ quan của mình. Anh A đã vi phạm pháp luật loại gì?

A. Vi phạm pháp luật hình sự

B. Vi phạm pháp luật hành chính

C. Vi phạm pháp luật dân sự

A

79
New cards

Câu 3: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Ý thức pháp luật là một trong số những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa pháp luật"

A. Đúng

B. Sai

A

80
New cards

Câu 4: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật"

A. Sai

B. Đúng

A

81
New cards

Câu 5: Đâu là khẳng định không đúng?

A. Ý thức pháp luật sẽ quyết định các yếu tố của tồn tại xã hội

B. Tâm lý pháp luật là bộ phận mang tính bền vững, bảo thủ hơn so với tư tưởng pháp luật

C. Ý thức pháp luật có tính giai cấp

D. Trong một nhà nước dân chủ, chất lượng xây dựng pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật của những nhà làm luật và của người dân

A

82
New cards

Câu 6: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Tòa án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính"

A. Sai

B. Đúng

A

83
New cards

Câu 7: Trong những yếu tố sau đây của cấu thành vi phạm pháp luật, yếu tố nào là bắt buộc phải có để xác định đó là vi phạm pháp luật?

A. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra

B. Hành vi vi phạm pháp luật

C. Động cơ thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

B

84
New cards

Câu 8: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Khi thực hiện hành vi, không biết trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị coi là có lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý"

A. Sai

B. Đúng

A

85
New cards

Câu 9: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Chủ thể không hành động thì không thể bị coi là vi phạm pháp luật"

A. Sai

B. Đúng

A

86
New cards

Câu 10: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Ý thức của pháp luật được cấu thành từ Ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật có tính lý luận khoa học và ý thức pháp luật nghề nghiệp"

A. Đúng

B. Sai

B

87
New cards

Câu 11: Khẳng định sau Đúng hay Sai? "Pháp luật có thể tác động tiêu cực đến ý thức pháp luật"

A. Đúng

B. Sai

A

88
New cards

Câu 12: Đâu là khẳng định đúng

A. Anh B là cán bộ của Sở Tư pháp Hà Nội thường xuyên đi làm muộn là vi phạm hành chính

B. Anh N do phòng vệ chính đáng trong quá trình chống trả đánh chế người tấn công mình là vi phạm pháp luật hình sự

C. Anh C bị mất năng lực hành vi dân sự lái xe máy đâm bị thương người đi đường là vi phạm hành chính

D. Anh A chậm trả tiền mua nhà trả góp theo hợp đồng là vi phạm pháp luật dân sự

D

89
New cards

Câu 13: Đâu không phải là VD về ý thức pháp luật?

A. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

B. Quan điểm của anh A là chủ cửa hàng tạp hóa về việc pháp luật nên cho phép những hộ kinh doanh nhỏ lẻ như nhà anh được bày bán hàng hóa ra vỉa hè ngay trước cửa nhà mình

C. Quan điểm của học thuyết Mác-xít về nguồn gốc nhà nước

D. Đại biểu quốc hội B cho rằng các biện pháp bảo vệ trẻ em cần được quy định ở mức độ cao hơn và sớm hơn

A

90
New cards

Câu 14: Mọi hành vi vi phạm pháp luật không thể đồng thời cùng bị truy cứu các loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự

B. Trách nhiệm pháp lý kỷ luật và dân sự

C. Trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự

D. Trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự và kỷ luật

C

91
New cards

Câu 1: X nói phòng vệ chính đáng vẫn là tội phạm. Y nói phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Ai đúng?

A. X đúng

B. Y đúng

B

92
New cards

Câu 2: Bộ trưởng bộ A ban hành quy định, theo đó mỗi cá nhân chỉ được sở hữu 1 xe gắn máy. Hãy chọn đáp án ĐÚNG cho tình huống này trong các đáp án dưới đây

A. Quy định của Bộ trưởng Bộ A là phù hợp với hiến pháp

B. Quy định của Bộ trưởng Bộ A là không phù hợp với hiến pháp

B

93
New cards

Câu 3: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là SAI

A. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác

B. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

C. Quyền con người cũng là quyền công dân

D. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân

C

94
New cards

Câu 4: A nói: Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu Trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. B phản đối: Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài không phải chịu Trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Ai đúng?

A. B đúng

B. A đúng

B

95
New cards

Câu 5: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là ĐÚNG NHẤT

A. Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm điều chỉnh về tổ chức quyền lực nhà nước

B. Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm điều chỉnh về tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân

C. Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm điều chỉnh về tổ chức quyền lực nhà nước, nghĩa vụ công dân

D. Luật hiến pháp là tổng thể các quy phạm điều chỉnh về Quốc hội

B

96
New cards

Câu 6: A nói pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự thì cá nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm. M nói pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Ai đúng?

A. A đúng

B. M đúng

B

97
New cards

Câu 7: Nhận định nào sau đây ĐÚNG

A. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án và thi hành án dân sự

B. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án và thi hành án dân sự

C. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý hành vi vi phạm pháp luật dân sự

D. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ có tính chất dân sự giữa các cá nhân phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án và thi hành án dân sự

B

98
New cards

Câu 8: A nói nguồn của luật hình sự chỉ có duy nhất Bộ luật hình sự. B phản đối nói rằng nguồn của luật hình sự có nhiều loại nguồn khác bao gồm điều ước quốc tế, tập quán, án lệ. Ai đúng?

A. B đúng

B. A đúng

A

99
New cards

Câu 9: A nói người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. B nói người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Ai đúng?

A. B đúng

B. A đúng

A

100
New cards

Câu 10: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là ĐÚNG NHẤT

A. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý

B. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa các cá nhân, pháp nhân

C. Luật dân sự điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân với nhau liên quan đến quyền lợi tư

D. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa Nhà nước và công dân liên quan đến quyền lợi công

A