Looks like no one added any tags here yet for you.
Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vận động trong quan hệ
H-T-H
Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ
T-H-T
Điểm khác biệt của hai hình thức vận động sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất TBCN thể hiện ở
Mục đích của quá trình lưu thông
Mục đích trong lưu thông hàng hóa giản đơn là
Giá trị sử dụng
Mục đích trong lưu thông tư bản là giá trị
Lớn hơn
CT chung của tư bản
T-H-T' (T'=T+t với t>0)
Tiền biến thành tư bản khi
Được dùng để mang lại giá trị thặng dư
Tư bản là giá trị mang lại
Giá trị thặng dư
Nguồn gốc của giá trị thặng dư
Hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Người lao động được tự do về thân thể và Ngưòi lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động
Hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính
Giá trị và Giá trị sử dụng (2)
Giá trị của hành hóa sức lao động do
Số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp
Thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận nào hợp thành
3 bộ phận (giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động; phí tổn đào tạo người lao động; giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật thất và tinh thần) để nuôi con của người lao động)
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động nhằm mục đích
Thỏa mãn nhu cầu người mua
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn
Nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá trình
Sử dụng sức lao động
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố
Tinh thần và lịch sử
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt là
Trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn (nói cách khác là tạo ra giá trị thặng dư)
Nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư
Hao phí sức lao động
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình
Tạo ra và làm tăng giá trị
Điều kiện để có giá trị thặng dư
Nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định
Trình độ mà người lao động chỉ phải hao phí một phần thời gian lao động đã có thể bù đắp được giá trị hàng hóa sức lao động
Thời gian lao động tất yếu
Thời gian người lao động phải làm việc trong sự quản lý của người mua hàng hóa sức lao động và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản
Thời gian lao động thặng dư
Giá trị thặng dư là
Là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. Ký hiệu giá trị thặng dư là m.
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư xét từ phía nhà tư bản là
Là quá trình ứng ra và sử dụng tư bản với tư cách là giá trị mang lại giá trị thặng dư
Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản cần
Mua tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động
Tư bản bất biến là
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất (ký hiệu là c).
Tư bản bất biến có tạo ra giá trị thặng dư không
Không
MQH giữa tư bản bất biến và giá trị thặng dư
Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết để tạo ra quá trình giá trị thặng dư được diễn ra
Biểu hiện cụ thể của tư bản bất biến
Máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu
Tư bản khả biến là
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là hiến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất (kí hiệu là v)
Nếu gọi G là giá trị hàng hóa thì có thể công thức hóa về giá trị hàng hóa dưới dạng
G=c+(v+m)
v + m là gì trong G=c+(v+m)
Là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra
c trong G=c+(v+m) là
Là giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng, là bộ phận lao động quá khứ đã được kết tinh trong máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu. Bộ phận này được chuyển vào giá trị sản phấm mới.
Ý nghĩa của việc phân chia TBKB và TBBB
Thấy rõ sự bóc lột của giai cấp tư bản
Tiền công
Là giá cả của hàng hóa sức lao động
Tiền công có nguồn gốc
Do hao phí sức lao động của người lao động làm thuê tự trả cho mình thông qua sổ sách của ngưòi mua hàng hóa sức lao động
Tuần hoàn của tư bản
Là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư, thực hiện giá trị thặng dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư
Mô hình của tuần hoàn tư bản
T-H SLĐ/ TLSX ... SX ... H' - T'
Trong giá trị của H' có bao hàm
Giá trị thặng dư
Trong T' có giá trị thặng dư dưới hình thái
Tiền
Tuần hoàn của tư bản phản ánh những mối quan hệ
Khách quan giữa các hoạt động cần kết hợp nhịp nhàng, kịp thời, đúng lúc trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nói riêng
Các nhà tư bản khác nhau cừng thực hiện đầy đủ các bước của quy trình kinh doanh có thể nhận được những mức hiệu quả khác nhau do
Chu chuyển tư bản khác nhau
Chu chuyển tư bản là
Là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng
Thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển
Thời gian chu chuyển của tư bản là
Là khoảng thời giam mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dười một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm
Thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
Tốc độ chu chuyển tư bản là
Số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn vị thời gian nhất định
Tốc độ chu chuyển được tính bằng
Số vòng chu chuyển của tư bản trong thời gian 1 năm
Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển của tư bản là n, thời gian của một năm là CH, thời gian một vòng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển của từng bộ phận tư bản được tính
n=CH/ch
Dựa theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản chia thành
Tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định là
Bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dẩn từng phần rào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn
Hao mòn của tư bản cố định gồm
Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
Hao mòn hữu hình là
Sự mất mát về giá trị và giá trị sử dụng
Hao mòn vô hình là
Sự mất giá trị thuần túy
Hao mòn hữu hình xuất hiện do
Sử dụng và tác động của tự nhiên
Hao mòn vô hình xuất hiện do
Sự tăng lên của năng suất lao động sản xuất tư liệu sản xuất lao động và sự xuất hiện của những thế hệ tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn
Tư bản lưu động là
Bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất
Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản cần
Nỗ lực rút ngắn thòi gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản; sử dụng có hiệu quả TBCD và TBLD
Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang
Bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp
Tỷ suất giá trị thặng dư
là tỷ lệ phẩn trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Công thức tỷ suất giá trị thặng dư
m'=m*100%/v
Tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa
thời gian lao động thặng dư (t') và thời gian lao động tất yếu (t)
Ct tỷ suất giá trị thặng dư dựa vào thời gian
m'=t'/t
Khối lượng giá trị thặng dư
Là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được.
CT khối lượng giá trị thặng dư
M=m'.V với V là tổng tư bản khả biến
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh
Trình độ khai thác sức lao động làm thuê
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh
Quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở hữu tư liệu sản xuất thu được
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là
Giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động
Giá trị thặng dư tương đối là
Giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn
Để hạ thấp giá trị sức lao động thì
Phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Khi các xí nghiệp thực hiện cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động làm cho những xí nghiệp đó sản xuất ra hàng hóa có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội do đó, sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội hơn so với các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn đó là giá trị thặng dư siêu ngạch
Xét trong từng trường hợp đơn vị sản xuất cá biệt, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng
Tạm thời
Xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại
Thường xuyên
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức
Cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của
Giá trị thặng dư tương đối
Trong thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thị trưòng trên thế giới, giai cấp tư sản đã thực hiện những cuộc cách mạng lốn về sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất lao động đó là
Là cách mạng về tổ chức, quản lý lao động ihông qua thực hiện hiệp tác giản đơn, cách mạng vể sức lao động thông qua thực hiện hiệp tác có phân công và cách mạng về tư liệu lao động thông qua sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp
Tái sản xuất là
Quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng trong nền kinh tế thị trường TBCN
Tái sản xuất có mấy hình thức chủ yếu
2 (Tái sản suất giản đơn và tái sản suất mở rộng)
Tái sản xuất giản đơn là
Sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ
Tích lũy tư bản
Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản
Tái sản xuất mở rộng là
Sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước
Bản chất của tích lũy tư bản
Là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưỏng, mua thêm nguyên - vật liệu, trang bị thêm máy móc, thiết bị... Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Do đó, khi thị trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều, nhà tư bản trỏ nên giàu có hơn
Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là
Giá trị thặng dư.
Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
Không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mỏ rộng sự thống trị đó.
Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
4 nhân tố
Trình độ khai thác sức lao động ảnh hưởng ra sao đến quy mô tích lũy tư bản
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư
Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp
cắt giảm tiền công, tăng ca, tăng cưòng độ lao động
Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quy mô tích lũy tư bản
Làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư, tăng quy mô
Sử dụng hiệu quả máy móc ảnh hưởng như thế nào đến quy mô tích lúy tư bản
Tăng quy mô
Cái gì được Marx gọi là "chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng"
Sử dụng hiệu quả máy móc
Vì sao sử dụng hiệu quả máy móc làm tăng quy mô tích lũy
Máy móc như những lao động không công. Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải đổi mới tư bản cố định cũng trỏ thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất
Đại lượng tư bản ứng trướng ảnh hưởng đến quy mô tích lũy như thế nào
Thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng lớn sẽ là tiền để cho tăng quy mô tích lũy.
Theo C.Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới mấy hệ quả kinh tế mang tính quy luật
3 hệ quả (tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản; tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản; quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tâng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của ngưòi lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối)
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là
Cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản (ký hiệu là c/v)
Mác cho rằng, nền sản xuất có thể được quan sát qua
Hình thái hiện vật cũng có thể quan sát qua hình thái giá trị.