pldc CHƯƠNG 2

0.0(0)
studied byStudied by 0 people
learnLearn
examPractice Test
spaced repetitionSpaced Repetition
heart puzzleMatch
flashcardsFlashcards
Card Sorting

1/30

encourage image

There's no tags or description

Looks like no tags are added yet.

Study Analytics
Name
Mastery
Learn
Test
Matching
Spaced

No study sessions yet.

31 Terms

1
New cards

Câu 1: Đặc điểm của quy phạm pháp luật (QPPL):

A. QPPL là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

B. QPPL là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, do các tổ chức xã hội ban hành hoặc thừa nhận

C. QPPL là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, do phong tục, tập quán thừa nhận

D. QPPL là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu, bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo do giáo hội ban hành và thừa nhận

A

2
New cards

Câu 2: Ba bộ phận cấu thành của một quy phạm pháp luật được sắp xếp theo trình tự:

A. Giả định, quy định, chế tài

B. Giả sử, quy định, chế tài

C. Giả thuyết, quy định, chế tài

D. Giả định, quy chế, chế tài

A

3
New cards

Câu 3: Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nói về thời gian, địa điểm, tình huống và các chủ thể chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật?

A. Quy định

B. Giả định

C. Quy chế

D. Chế tài

B

4
New cards

Câu 4: Nội dung chế tài của quy phạm pháp luật gồm:

A. Nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, kỷ luật

B. Xử phạt tiền và tịch thu tang vật

C. Hình phạt chính và hình phạt bổ sung

D. Tất cả các phương án đều đúng

D

5
New cards

Câu 5: Bộ phận nào của quy định là trung tâm quy phạm pháp luật:

A. Là quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải tuân theo

B. Là quy tắc xử sự buộc một số chủ thể phải tuân theo

C. Là quy tắc xử sự buộc một nhóm người phải tuân theo

D. Là quy tắc buộc các dân tộc thiểu số phải tuân theo

A

6
New cards

Câu 6: Căn cứ vào tính mệnh lệnh, quy phạm pháp luật có những loại nào?

A. QPPL nguyên tắc, QPPL điều chỉnh, QPPL định nghĩa

B. QPPL nguyên tắc, QPPL tùy nghi, QPPL định nghĩa

C. QPPL nguyên tắc, QPPL điều chỉnh, QPPL hướng dẫn

D. QPPL bắt buộc, QPPL hướng dẫn, QPPL tùy nghi

D

7
New cards

Câu 7: Căn cứ vào nội dung, quy phạm pháp luật có những loại nào?

A. QPPL nguyên tắc, QPPL điều chỉnh, QPPL định nghĩa

B. QPPL nguyên tắc, QPPL tùy nghi, QPPL định nghĩa

C. QPPL nguyên tắc, QPPL điều chỉnh, QPPL hướng dẫn

D. QPPL bắt buộc, QPPL điều chỉnh, QPPL tùy nghi

A

8
New cards

Câu 8: Phần chế tài của QPPL là:

A. Quy tắc xử sự thể hiện ý chí của nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà quy phạm pháp luật đã dự kiến trước

B. Chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định

C. Nêu lên đặc điểm, thời gian, chủ thể, tình huống, điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế, là môi trường tác động của QPPL

D. Tất cả các phương án đều đúng

B

9
New cards

Câu 9: Quan hệ pháp luật có những đặc điểm nào?

A. Là quan hệ mang tính ý chí, quan hệ tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng

B. Là quan hệ mà các bên tham gia mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý

C. Là quan hệ được bảo đảm sự cưỡng chế của nhà nước và sự ý thức tự đánh giá, tự nguyện của các bên tham gia

D. Tất cả các phương án đều đúng

D

10
New cards

Câu 10: Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân tổ chức nào?

A. Là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài định cư ở Việt Nam

B. Là các tổ chức được pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện

C. Các cá nhân và tổ chức của Việt Nam

D. Tất cả các phương án đều đúng

D

11
New cards

Câu 11: Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật gồm những yếu tố nào cấu thành?

A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi

B. Năng lực pháp luật và năng lực tư duy

C. Năng lực trí tuệ và năng lực hành vi

D. Năng lực hành vi và năng lực ý chí

A

12
New cards

Câu 12: Khách thể của quan hệ pháp luật là:

A. Là những giá trị vật chất

B. Là những giá trị tinh thần

C. Là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần

D. Quan hệ xã hội

C

13
New cards

Câu 13: Văn bản quy phạm pháp luật có thể hết hiệu lực áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Bị thay thế bằng một văn bản mới

B. Hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản

C. Bị thay thế bằng một văn bản mới và hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản

D. Tất cả các phương án đều đúng

C

14
New cards

Câu 14: Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính ...(1)... do ...(2)... ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...(3)...

A. bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ pháp luật

B. bắt buộc - nhà nước - quan hệ xã hội

C. bắt buộc chung - quốc hội - quan hệ xã hội

D. bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ xã hội

D

15
New cards

Câu 15: Việc thực hiện các quy phạm pháp luật do?

A. Do một tổ chức đặt ra

B. Do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện

C. Do cá nhân đặt ra và thực hiện

D. Cả A, B, C đúng

B

16
New cards

Câu 16: Chế tài là bộ phận quy phạm pháp luật nêu lên?

A. Cách xử sự dứt khoát buộc các chủ thể phải tuân theo

B. Trong trường hợp nào thì các chủ thể của quan hệ được điều chỉnh

C. Những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm

D. Cách xử sự buộc các chủ thể phải tuân theo và khi nào thì các chủ thể của quan hệ được điều chỉnh

C

17
New cards

Câu 17: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội nào?

A. Giữa các đơn vị công tác theo với nhau

B. Giữa các tổ chức trực thuộc với nhau

C. Giữa các cá nhân với nhau

D. Mọi quan hệ trong xã hội

D

18
New cards

Câu 18: Bộ phận "quy định" có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?

A. Xác định chủ thể, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, tình huống chịu sự tác động của quy phạm pháp luật

B. Xác định quy tắc xử sự của mọi chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội

C. Xác định biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật

D. Tùy từng trường hợp đã nêu trong quy phạm pháp luật

B

19
New cards

Câu 19: Bộ phận "chế tài" có ý nghĩa như thế nào trong quy phạm pháp luật?

A. Xác định chủ thể, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, tình huống chịu sự tác động của quy phạm pháp luật

B. Xác định quy tắc xử sự của mọi chủ thể pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội

C. Xác định biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật

D. Tùy từng trường hợp đã nêu trong quy phạm

C

20
New cards

Câu 20: Quy định cấm, bắt buộc là quy định như thế nào?

A. Là quy định nêu ra cách xử sự dứt khoát buộc các chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn khác

B. Là quy định nêu lên hai hay nhiều cách sử xự để các chủ thể có quyền lựa chọn cách sử xự phù hợp

C. Là quy định cho phép chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật có quyền lựa chọn làm hoặc không làm việc đó

D. Cả ba nhận định đều sai

A

21
New cards

Câu 21: Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật được hiểu như thế nào?

A. Là khả năng của chủ thể có được các quyền và nghĩa vụ pháp lí được nhà nước thừa nhận

B. Là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật đó

C. Là khả năng của chủ thể được pháp luật quy định và bằng chính hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật đó

D. Cả ba nhận định đều sai

A

22
New cards

Câu 22: Năng lực hành vi của chủ thể xuất hiện khi nào?

A. Khi cá nhân đã đạt được độ tuổi nhất định

B. Khi cá nhân được sinh ra và chỉ mất đi khi cá nhân chết

C. Khi cá nhân đã đạt được độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định

D. Cả ba nhận định đều sai

C

23
New cards

Câu 1: Bộ phận nào là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật?

A. Giả định

B. Quy định

C. Chế tài

D. Tất cả các phương án

B

24
New cards

Câu 2: Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật gồm:

A. Công dân Việt Nam không có quốc tịch ở nước ngoài

B. Công dân nước ngoài

C. Công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam

D. Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam

C

25
New cards

Câu 3: Chủ thể của quan hệ pháp luật là:

A. Là các tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi do nhà nước thừa nhận

B. Là tổ chức chỉ có năng lực pháp luật do nhà nước thừa nhận

C. Là tổ chức chỉ có năng lực hành vi do nhà nước thừa nhận

D. Là các tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi do các tổ chức chính trị thừa nhận

A

26
New cards

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Sự kiện pháp lý (SKPL) là sự cụ thể hoá phần giả định của quy phạm pháp luật (QPPL) trong thực tiễn

B. SKPL là sự cụ thể hoá phần giả định và quy định của QPPL trong thực tiễn

C. SKPL là sự cụ thể hoá phần giả định, quy định và chế tài của QPPL trong thực tiễn

D. SKPL là sự cụ thể hoá phần quy định của QPPL trong thực tiến

A

27
New cards

Câu 5: Chủ thể sẽ không thể tham gia quan hệ pháp luật nếu?

A. Không có năng lực pháp luật

B. Không có năng lực hành vi

C. Không có năng lực pháp luật và không có năng lực hành vi

D. Tất cả các phương án đều sai

C

28
New cards

Câu 6: Chế tài hình sự được áp dụng đối với loại vi phạm pháp luật nào?

A. Áp dụng với tất cả các loại vi phạm pháp luật

B. Áp dụng đối với vi phạm pháp luật là tội phạm

C. Áp dụng với tôi phạm và vi phạm hành chính

D. Chỉ được áp dụng đối với vi phạm hành chính

B

29
New cards

Câu 7: Biện pháp nào sau đây không phải là chế tài khôi phục pháp luật?

A. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

B. Trả lại tài sản đã chiếm giữ trái phép

C. Bồi thường thiệt hại

D. Không có đáp án đúng

C

30
New cards

Câu 8: Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi có điều kiện gì?

A. Chỉ cần có chủ thể tham gia quan hệ và có đủ năng lực chủ thể

B. Chỉ cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh

C. Chỉ cần có sự kiện pháp lí

D. Phải có đủ cả ba điều kiện

C

31
New cards

Câu 9: Thời điểm năng lực pháp luật và năng lực hành vi được Nhà nước công nhận là:

A. Cùng một thời điểm

B. Năng lực pháp luật được công nhận trước năng lực hành vi

C. Năng lực hành vi được công nhận trước năng lực pháp luật

D. Tất cả đáp án

B