1/3
Looks like no tags are added yet.
Name | Mastery | Learn | Test | Matching | Spaced |
---|
No study sessions yet.
Đúng Sai Sai Sai
“Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”.
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203)
a. Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo
b. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc chỉ được tái hiện qua tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư
c. Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài
d. Kế sách cắm cọc dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều được nhắc đến trong đoạn trích là kế sách đánh giặc độc đáo, chưa từng có ở giai đoạn trước và sau đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Sai Đúng Đúng Đúng
Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của Việt Nam trong lịch sử dù thành công hoặc không thành công đều gắn với những nguyên nhân chủ quan và khách quan, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, vai trò lãnh đạo, công tác chuẩn bị và sử dụng nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo là những nguyên nhân chủ quan, đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa thành công hoặc không thành công cũng có nguyên nhân khách quan, nhưng không phải là quyết định
a. Nguyên nhân khách quan đóng vai trò quyết định trong việc thành công hay thất bại của một cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa
b. Trong những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thành công của các cuộc khởi nghĩa, sự lãnh đạo và công tác chuẩn bị đóng vai trò quyết định
c. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, kẻ thù xâm lược Việt Nam đến từ nhiều phương hướng khác nhau, nhưng chủ yếu là từ phương Bắc
d. Bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thất bại của nước Âu Lạc trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu là không được chủ quan coi thường đối phương; cần có sự phòng bị để phòng chống từ sớm, từ xa
Đúng Sai Sai Đúng
“Từ năm 1920 đến năm 1945, nhiều đảng phái và tổ chức chính trị mới đã ra đời ở Đông Nam Á. Tiêu biểu trong số này là Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Cộng Sản Đông Dương (Việt Nam, Đông Dương); Đảng Dân tộc, Đảng Cộng sản (In – đô – nê – xi – a); Đảng Tha – khin, Đảng Cộng sản (Mi – an – ma); Đại hội toàn Mã Lai (Ma – lai – xi – a); Đảng Cộng sản Phi – lip – pin,…”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ cánh diều, tr.37)
a. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, nhân dân các nước Đông Nam Á đã thành lập được nhiều tổ chức chính trị và đảng phái theo các khuynh hướng khác nhau.
b. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập từ 1920 – 1945, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở tất cả các nước Đông Nam Á.
c. Đảng Dân tộc là một trong những chính đảng cách mạng tiêu biểu của nhân dân Việt Nam và Đông Dương.
d. Việt Nam Quốc dân đảng, Đảng Tha – khin, Đại hội toàn Mã Lai là những đảng phái và tổ chức chính trị tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Đông Nam Á.
Đúng Sai Sai Đúng
Kể từ năm 1967, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao (trừ năm 1998, năm đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính châu Á). Từ năm 1999, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với GDP đạt khoảng 3000 tỉ USD từ năm 2018. Dự kiến đến năm 2030 sẽ vượt Đức vươn lên vị trí thứ 4 thế giới với GDP tăng gấp đôi.
a. Đoạn tư liệu phản ánh một số thành tựu về kinh tế của các nước Đông Nam Á trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước.
b. Kể từ năm 1967 đến năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á luôn đạt mức cao và ổn định tuyệt đối.
c. Từ năm 2018, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, vượt cả Đức.
d. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của các nước Đông Nam Á cao hơn so với mức trung bình của thế giới.