1/159
Looks like no tags are added yet.
Name | Mastery | Learn | Test | Matching | Spaced |
---|
No study sessions yet.
I. Loét dạ dày - tá tràng là gì?
Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh đường tiêu hóa trên, liên quan đến sự hình thành vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.
Nguyên nhân nào là phổ biến nhất gây loét dạ dày - tá tràng?
a) Vi khuẩn E. coli
b) H. pylori
c) Virus cúm
d) Nấm Candida
b) H. pylori
Những nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày - tá tràng là gì?
Hai nguyên nhân phổ biến nhất là
nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori)
và sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
HỌC THUỘC KỸ 2 NÀY NHEN !!!
Tại sao nhiễm H. pylori lại quan trọng trong việc gây loét dạ dày - tá tràng?
Nhiễm H. pylori làm tổn thương niêm mạc dạ dày (nó cạp nó táp cái niêm mạc mình, mà nó sống tá tràng => nên quy ra là nó phập cái niêm mạc của tá tràng he)
==> Dẫn đến sự hình thành vết loét.
NSAID ảnh hưởng như thế nào đến loét dạ dày - tá tràng?
Sử dụng NSAID (trị đau xương á) có thể làm giảm sự bảo vệ của niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ hình thành loét.
Loét dạ dày - tá tràng có thể điều trị được không?
Có, loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý có thể điều trị được.
Sử dụng loại thuốc nào làm tăng nguy cơ loét dạ dày - tá tràng?
a) Kháng sinh
b) Thuốc giảm đau
c) Thuốc chống dị ứng
d) NSAID
d) NSAID
Tại sao loét dạ dày - tá tràng có nguy cơ tái phát cao?
a) Đề kháng H. pylori và Việc sử dụng NSAID rộng rãi, bừa bãi.
b) Thiếu dinh dưỡng
c) Stress cao
d) Tuổi tác cao
a) Đề kháng H. pylori và việc sử dụng NSAID rộng rãi, bừa bãi.
=> Thì tái phát bệnh thôi.
Tại sao loét dạ dày - tá tràng có nguy cơ tái phát cao?
Nguy cơ tái phát cao do nhiều yếu tố như sự gia tăng đề kháng của H. pylori và việc sử dụng NSAID rộng rãi, bừa bãi.
Những biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra do loét dạ dày - tá tràng?
Các biến chứng nguy hiểm bao gồm xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày.
Cách nào để tối ưu hóa hiệu quả điều trị loét dạ dày - tá tràng?
Tối ưu hóa hiệu quả điều trị thông qua việc cân nhắc sử dụng thuốc, đặc biệt là NSAID, và cải thiện tuân thủ điều trị với phác đồ diệt H. pylori.
Tại sao việc cải thiện tuân thủ điều trị với phác đồ diệt H. pylori lại quan trọng?
Cải thiện tuân thủ điều trị với phác đồ diệt H. pylori là cần thiết để đảm bảo sự thành công của điều trị, giảm nguy cơ tái phát và biến chứng.
Những biến chứng nào có thể xảy ra do loét dạ dày - tá tràng?
a) Đau đầu
b) Ho mãn tính
c) Xuất huyết tiêu hóa
d) Tiêu chảy
c) Xuất huyết tiêu hóa
Cách nào để tối ưu hóa hiệu quả điều trị loét dạ dày - tá tràng?
a) Tăng cường ăn uống
b) Cải thiện tuân thủ điều trị
c) Giảm sử dụng thuốc
d) Tăng cường vận động
b) Cải thiện tuân thủ điều trị
II. SINH LÝ BỆNH VÀ NGUYÊN NHÂN BỊ LOÉT NÈ
Loét dạ dày - tá tràng là gì?
Loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hóa TRÊN, đặc trưng bởi sự hiện diện của vết loét ở lớp niêm mạc ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc.
Các vị trí loét thường gặp trong loét dạ dày - tá tràng là ở đâu?
Các vị trí loét thường gặp là ở đoạn dưới dạ dày (vùng bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị) và hành tá tràng.
Loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý như thế nào?
a) Mạn tính ở đường tiêu hóa trên
b) Cấp tính ở đường tiêu hóa dưới
c) Mạn tính ở đường tiêu hóa dưới
d) Cấp tính ở đường tiêu hóa trên
a) Mạn tính ở đường tiêu hóa trên
Vết loét trong loét dạ dày - tá tràng thường ăn sâu đến lớp nào?
a) Niêm mạc
b) Dưới niêm mạc
c) Cơ thành dạ dày
d) Mạch máu
b) Dưới niêm mạc
Các vị trí loét thường gặp trong loét dạ dày - tá tràng là ở đâu?
a) Đoạn trên dạ dày
b) Đoạn giữa dạ dày
c) Đoạn dưới dạ dày và hành tá tràng
d) Hồi tràng
c) Đoạn dưới dạ dày và hành tá tràng
Nguyên nhân chính gây loét dạ dày - tá tràng là gì?
Nguyên nhân chính là sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố hủy hoại.
Các yếu tố bảo vệ trong loét dạ dày - tá tràng bao gồm những gì?
Các yếu tố bảo vệ gồm:
chất nhầy
bicacbonat
prostaglandin
sự tưới máu niêm mạc
và khả năng tái tạo của tế bào biểu mô.
Nguyên nhân chính gây loét dạ dày - tá tràng là gì?
a) Chế độ ăn uống không lành mạnh
b) Thiếu dinh dưỡng
c) Mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại
d) Sử dụng thuốc không đúng cách
c) Mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố hủy hoại
Các yếu tố bảo vệ trong loét dạ dày - tá tràng gồm những gì?
a) Chất nhầy, bicacbonat, prostaglandin, sự tưới máu niêm mạc, khả năng tái tạo của tế bào biểu mô
b) Chất nhầy, acid dịch vị, pepsin, vi khuẩn H.pylori, NSAID
c) Pepsin, acid dịch vị, prostaglandin, sự tưới máu niêm mạc
d) Stress, chất nhầy, prostaglandin, khả năng tái tạo của tế bào
a) Chất nhầy, bicacbonat, prostaglandin, sự tưới máu niêm mạc, khả năng tái tạo của tế bào biểu mô
GIỜ ĐI CỤ THỂ chất nhầy - bicarbonat NHA (HỌC 5 YẾU TỐ BẢO VỆ TRƯỚC HA)
Hàng rào chất nhầy - bicarbonat giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động gì?
Hàng rào chất nhầy - bicarbonat giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị.
Đặc điểm của hàng rào chất nhầy - bicarbonat là gì?
Hàng rào chất nhầy - bicarbonat có độ nhớt và pH gần trung tính.
Chất nhầy có vai trò gì trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày?
Chất nhầy tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản tác động của acid dịch vị và pepsin.
Chất nhầy có vai trò gì trong bảo vệ niêm mạc dạ dày?
a) Tăng tiết acid
b) Tạo lớp bảo vệ niêm mạc
c) Tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng
d) Kích thích sản xuất pepsin
b) Tạo lớp bảo vệ niêm mạc
Hàng rào chất nhầy - bicarbonat giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công nào?
a) Vi khuẩn
b) Acid dịch vị
c) Enzyme tiêu hóa
d) Thức ăn
b) Acid dịch vị
Đặc điểm nào của hàng rào chất nhầy - bicarbonat?
a) Độ nhớt thấp
b) pH gần trung tính
c) Không có khả năng bảo vệ
d) Dễ bị phân hủy
b) pH gần trung tính
Bicacbonat có tác dụng gì trong loét dạ dày - tá tràng?
a) Tăng cường sản xuất pepsin
b) Tăng cường sự tưới máu niêm mạc
c) Trung hòa acid dịch vị
d) Kích thích sản xuất chất nhầy
c) Trung hòa acid dịch vị
NHẮC LẠI:
Chất nhầy thì Tạo lớp bảo vệ niêm mạc
Bicacbonat thì Trung hòa acid dịch vị
=> Hàng rào chất nhầy - bicarbonat sẽ có pH gần trung tính => ngăn cản tác động của acid dịch vị và pepsin.
Bicacbonat có tác dụng gì trong loét dạ dày - tá tràng?
Bicacbonat trung hòa acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tổn thương.
ĐÃ HỌC XONG 2 YẾU TỐ BẢO VỆ ĐẦU TIÊN LÀ CHẤT NHẦY VÀ bicacbonat RỒI
GIỜ HỌC SANG YẾU TỐ BẢO VỆ THỨ 3 LÀ Prostaglandin E2 (PGE2) NHA.
CÁCH NHỚ: THẰNG THỨ 3 NÀY SẼ ĐI SUPPORT THẰNG THỨ 1 VÀ 2
Prostaglandin có vai trò gì trong niêm mạc dạ dày?
a) Giảm tiết acid
b) Tăng cường sản xuất pepsin
c) Giảm tưới máu niêm mạc
d) Tăng cường sản xuất chất nhầy và bicacbonat
d) Tăng cường sản xuất chất nhầy và bicacbonat
Prostaglandin E2 (PGE2) có vai trò gì trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày?
PGE2 thúc đẩy bài tiết chất nhầy và bicarbonat, hạn chế tổn thương sâu => tạo điều kiện thuận lợi cho sự sửa chữa và phục hồi của tế bào biểu mô. (THÌ NÓ ĐI SUPPORT 2 THẰNG ĐẦU NÀ)
Ngoài ra, Prostaglandin còn có Tác Dụng là ức chế tiết acid ở tế bào viền thông qua ức chế AMP vòng (cAMP).
Prostaglandin còn có tác dụng gì đối với tiết acid?
Prostaglandin ức chế tiết acid ở tế bào viền thông qua ức chế AMP vòng (cAMP).
Prostaglandin có vai trò gì trong niêm mạc dạ dày?
Prostaglandin giúp tăng cường sản xuất chất nhầy và bicacbonat, đồng thời thúc đẩy tưới máu niêm mạc.
Prostaglandin E2 (PGE2) có vai trò gì trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày?
a) Tăng tiết acid
b) Thúc đẩy bài tiết chất nhầy và bicarbonat
c) Giảm tưới máu
d) Không có vai trò gì
b) Thúc đẩy bài tiết chất nhầy và bicarbonat
PGE2 giúp hạn chế tổn thương như thế nào?
a) Tăng cường tiêu hóa
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho sửa chữa tế bào
c) Giảm acid dịch vị
d) Không giúp gì cả
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho sửa chữa tế bào
Prostaglandin có tác dụng gì đối với tiết acid?
a) Tăng tiết acid
b) Ức chế tiết acid
c) Không ảnh hưởng
d) Tăng cường sản xuất acid
b) Ức chế tiết acid
VẬY LÀ XONG YẾU TỐ BẢO VỆ THỨ 3 - LÀ Prostaglandin HA.
GIỜ HỌC QUA GIỜ HỌC QUA YẾU TỐ BẢO VỆ THỨ 4 HA. Khả năng tái tạo của lớp tế bào biểu mô NHA.
Khả năng nào giữ vai trò quan trọng trong sự hồi phục của niêm mạc dạ dày?
Khả năng tái tạo của lớp tế bào biểu mô giữ vai trò quan trọng trong GIÚP CHO sự hồi phục của niêm mạc dạ dày.
Tại sao một số tổn thương viêm loét ở dạ dày - tá tràng có thể tự hồi phục?
Một số tổn thương viêm loét ở dạ dày - tá tràng có thể tự hồi phục
=> Nhờ vào khả năng tái tạo của tế bào biểu mô và hàng rào bảo vệ.
Khả năng nào giữ vai trò quan trọng trong sự hồi phục của niêm mạc dạ dày?
a) Khả năng hấp thụ
b) Khả năng phục hồi và tái tạo tế bào
c) Khả năng tiêu hóa
d) Khả năng tiết dịch
(TỪ KHÓA LÀ HỒI PHỤC HEN)
b) Khả năng phục hồi và tái tạo tế bào
Tại sao một số tổn thương viêm loét ở dạ dày - tá tràng có thể tự hồi phục?
a) Do không có tổn thương
b) Nhờ khả năng tái tạo tế bào
c) Do ăn uống hợp lý
d) Không bao giờ tự hồi phục
b) Nhờ khả năng tái tạo tế bào
Quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày có hoàn toàn không?
a) Hoàn toàn
b) Không hoàn toàn
c) Chỉ xảy ra ở người trẻ
d) Luôn dẫn đến loét
b) Không hoàn toàn
Quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày có hoàn toàn không?
Quá trình hồi phục thường "không hoàn toàn" và có thể dẫn đến những đợt tái phát nếu không được điều trị thích hợp.
VẬY LÀ XONG YẾU TỐ BẢO VỆ THỨ 4 HA. GIỜ HỌC QUA Sự tưới máu niêm mạc NHA
=> Cái này là yếu tố cuối cùng trong nhóm Các Yếu Tố Bảo vệ nè
Sự tưới máu niêm mạc có ảnh hưởng như thế nào đến loét dạ dày - tá tràng?
a) Cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào
b) Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
c) Tăng cường sản xuất acid
d) Giảm đau cho niêm mạc dạ dày
a) Cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào
Sự tưới máu niêm mạc có ảnh hưởng như thế nào đến loét dạ dày - tá tràng?
Sự tưới máu niêm mạc cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho tế bào biểu mô, giúp duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc và khả năng tái tạo.
Khi có yếu tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày, cơ thể đáp ứng như thế nào?
Cơ thể đáp ứng bằng cách "Tăng tưới máu" đến lớp niêm mạc, thúc đẩy sản xuất prostaglandin để gia tăng hàng rào bảo vệ.
Quá trình đáp ứng này có hiệu quả lâu dài không?
Quá trình đáp ứng này thường chỉ ngắn hạn và không đủ hiệu quả với tác nhân kích ứng mạnh hoặc trong thời gian dài như sử dụng NSAID.
Tác động của NSAID đến hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày là gì?
NSAID có thể làm giảm hiệu quả của hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc.
Khi có yếu tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày, cơ thể đáp ứng như thế nào?
a) Giảm tưới máu
b) Tăng tưới máu đến lớp niêm mạc
c) Không có đáp ứng
d) Tăng tiết acid
b) Tăng tưới máu đến lớp niêm mạc
Quá trình đáp ứng này có hiệu quả lâu dài không?
a) Có
b) Không
c) Chỉ hiệu quả với tác nhân nhẹ
d) Luôn hiệu quả
b) Không
Tại sao đáp ứng này thường không đủ hiệu quả với tác nhân kích ứng mạnh?
a) Vì cơ thể không đủ sức
b) Vì quá trình này chỉ ngắn hạn
c) Vì không có prostaglandin
d) Vì không có chất nhầy
b) Vì quá trình này chỉ ngắn hạn
NSAID ảnh hưởng như thế nào đến hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày?
a) Tăng cường hàng rào
b) Giảm hiệu quả hàng rào
c) Không ảnh hưởng
d) Luôn gây tổn thương
b) Giảm hiệu quả hàng rào
ĐÃ XONG 5 YẾU TỐ BẢO VỆ
GIỜ TỚI Các yếu tố hủy hoại NHA
CỤ THỂ LÀ HỌC ACID DỊCH VỊ VÀ HP TRƯỚC
Các yếu tố hủy hoại trong loét dạ dày - tá tràng bao gồm những gì?
Các yếu tố hủy hoại gồm:
acid dịch vị, pepsin,
vi khuẩn H. pylori,
NSAID,
và stress.
Các yếu tố hủy hoại trong loét dạ dày - tá tràng bao gồm những gì?
a) Acid dịch vị, chất nhầy, prostaglandin
b) Acid dịch vị, pepsin, vi khuẩn H.pylori, NSAID, stress
c) NSAID, chất nhầy, vitamin
d) Stress, thuốc kháng sinh, vi khuẩn E. coli
b) Acid dịch vị, pepsin, vi khuẩn H.pylori, NSAID, stress
Acid dịch vị và pepsin có vai trò gì trong sự hình thành loét dạ dày - tá tràng?
a) Tăng cường tiêu hóa thực phẩm
b) Giúp hấp thụ dinh dưỡng
c) Không có tác động đến niêm mạc
d) Gây tổn thương niêm mạc khi mất cân bằng với các yếu tố bảo vệ
d) Gây tổn thương niêm mạc khi mất cân bằng với các yếu tố bảo vệ
Acid dịch vị và pepsin có vai trò gì trong sự hình thành loét dạ dày - tá tràng?
Acid dịch vị và pepsin có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày khi mất cân bằng với các yếu tố bảo vệ, dẫn đến sự hình thành vết loét.
Acid dịch vị được sản xuất bởi tế bào nào của dạ dày?
Acid dịch vị được sản xuất bởi các "Tế bào viền" của dạ dày.
Acid dịch vị có vai trò gì trong niêm mạc dạ dày - tá tràng?
Acid dịch vị là một yếu tố gây tổn thương, làm mất đi tính toàn vẹn của lớp tế bào niêm mạc dạ dày - tá tràng.
Acid dịch vị, được sản xuất bởi các tế bào viền của dạ dày, là một yếu tố gây tổn thương, làm mất đi tính toàn vẹn của lớp tế bào niêm mạc dạ dày - tá tràng.
Quá trình tiết acid được kích thích bởi 3 thụ thể trên tế bào viền, gồm:
(1) thụ thể gastrin,
(2) thụ thể histamin H2 và
(3) thụ thể muscarinic M3.
Acid dịch vị được sản xuất bởi tế bào nào của dạ dày?
a) Tế bào viền
b) Tế bào cận tiết
c) Tế bào biểu mô
d) Tế bào thần kinh
a) Tế bào viền
Vai trò chính của acid dịch vị trong dạ dày là gì?
a) Bảo vệ niêm mạc
b) Tiêu hóa thức ăn
c) Tăng cường hấp thụ
d) Giảm đau
b) Tiêu hóa thức ăn
Acid dịch vị gây tổn thương như thế nào?
a) Làm tăng pH
b) Làm mất tính toàn vẹn của niêm mạc
c) Kích thích tiết chất nhầy
d) Tăng cường chức năng tiêu hóa
b) Làm mất tính toàn vẹn của niêm mạc
Có bao nhiêu thụ thể kích thích quá trình tiết acid trên tế bào viền?
Có 3 thụ thể kích thích: thụ thể gastrin, thụ thể histamin H2 và thụ thể muscarinic M3.
Khi các thụ thể này được kích thích
=> sẽ hoạt hóa bơm H+ / K+ ATPase (bơm proton) thông qua con đường Ca²+ hoặc CAMP
=> để bơm H+ vào lòng dạ dày
Khi thụ thể gastrin được kích thích, điều gì xảy ra?
Khi thụ thể gastrin được kích thích, BƠM H+ / K+ ATPase (bơm proton) sẽ được hoạt hóa để bơm H⁺ vào lòng dạ dày.
Có bao nhiêu thụ thể kích thích quá trình tiết acid trên tế bào viền?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5
b) 3
Tên các thụ thể kích thích tiết acid là gì?
a) Gastrin, histamin H1, muscarinic M2
b) Gastrin, histamin H2, muscarinic M3
c) Histamin H2, M1, M3
d) Gastrin, M2, H1
b) Gastrin, histamin H2, muscarinic M3
Khi thụ thể gastrin được kích thích, điều gì xảy ra?
a) Tăng tiết acid
b) Giảm tiết acid
c) Không thay đổi
d) Tăng tiết chất nhầy
a) Tăng tiết acid
Bơm nào được hoạt hóa khi các thụ thể trên tế bào viền được kích thích?
a) Bơm natri
b) Bơm H⁺/K⁺-ATPase
c) Bơm glucose
d) Bơm calci
b) Bơm H⁺/K⁺-ATPase
Sự tiết acid dạ dày bình thường có mấy trạng thái?
Sự tiết acid dạ dày bình thường có 2 trạng thái:
tiết acid cơ bản
và tiết acid do kích thích bởi thức ăn.
Tiết acid cơ bản xảy ra trong tình trạng nào?
Tiết acid cơ bản xảy ra khi đói hay “không có” tác nhân kích thích.
Tiết acid cơ bản: là tình trạng tiết acid dịch vị khi đói hay không có tác nhân kích thích.
Quá trình tiết acid cơ bản xảy ra mạnh nhất vào ban đêm và chịu sự điều hòa chủ yếu bởi acetylcholin và histamin.
Khi nào quá trình tiết acid cơ bản mạnh nhất?
Quá trình tiết acid cơ bản mạnh nhất vào ban đêm.
Ai là người điều hòa chủ yếu quá trình tiết acid cơ bản?
Quá trình tiết acid cơ bản chủ yếu do acetylcholin và histamin điều hòa.
Sự tiết acid cơ bản xảy ra trong tình trạng nào?
a) Khi đói
b) Sau khi ăn
c) Khi ngủ
d) Khi có stress
a) Khi đói
Khi nào quá trình tiết acid cơ bản mạnh nhất?
a) Vào ban ngày
b) Vào ban đêm
c) Khi ăn
d) Khi stress
b) Vào ban đêm
Ai là người điều hòa chính quá trình tiết acid cơ bản?
a) Acetylcholin
b) Gastrin
c) Histamin
d) Prostaglandin
a) Acetylcholin
Tiết acid do kích thích bởi thức ăn xảy ra khi nào?
Tiết acid do kích thích bởi thức ăn xảy ra khi có kích thích thần kinh (nhìn hoặc ngửi thấy mùi thức ăn) hoặc khi có sự hiện diện của thức ăn trong lòng dạ dày.
=> Sẽ tăng phóng thích acetylcholin (ACh) từ đầu tận cùng của dây thần kinh phế vị.
=> ACh LẠI TIẾP TỤC ĐI kích thích thụ thể M1 ở tế bào cận tiết làm tăng phóng thích histamin.
=> SAU ĐÓ, ACh và histamin kích thích lần lượt thụ thể M3 và H2 của tế bào viền gây tăng tiết acid.
Ngoài ra, sự hiện diện của thức ăn làm tăng pH ở hang vị cũng thúc đẩy tiết gastrin, dẫn tới tăng tiết acid do kích thích thụ thể trên tế bào viền.
Acetylcholin (ACh) có vai trò gì trong quá trình tiết acid?
ACh kích thích thụ thể M1 ở tế bào cận tiết làm tăng phóng thích histamin, thúc đẩy tiết acid.
Sự hiện diện của thức ăn có ảnh hưởng gì đến tiết gastrin?
Sự hiện diện của thức ăn làm tăng pH ở hang vị, từ đó thúc đẩy tiết gastrin và dẫn đến tăng tiết acid.
Tăng tiết acid dịch vị thường gặp ở bệnh nhân nào?
Tăng tiết acid dịch vị thường gặp ở bệnh nhân "loét tá tràng".
Ở bệnh nhân "loét dạ dày", sự tiết acid thường thay đổi như thế nào?
Ở bệnh nhân "loét dạ dày", sự tiết acid thường không đổi hoặc giảm.
Tiết acid do kích thích bởi thức ăn xảy ra khi nào?
a) Khi đói
b) Khi có thức ăn trong dạ dày
c) Khi ngủ
d) Khi uống nước
b) Khi có thức ăn trong dạ dày
Acetylcholin (ACh) có vai trò gì trong quá trình tiết acid?
a) Kích thích thụ thể M1
b) Kích thích thụ thể H2
c) Giảm tiết acid
d) Không có vai trò gì
a) Kích thích thụ thể M1
Sự hiện diện của thức ăn có ảnh hưởng gì đến tiết gastrin?
a) Giảm tiết gastrin
b) Không ảnh hưởng
c) Thúc đẩy tiết gastrin
d) Ức chế tiết gastrin
c) Thúc đẩy tiết gastrin
Tăng tiết acid dịch vị thường gặp ở bệnh nhân nào?
a) Loét dạ dày
b) Loét tá tràng
c) Viêm dạ dày
d) Không có bệnh
b) Loét tá tràng
Ở bệnh nhân "loét dạ dày", sự tiết acid thường thay đổi như thế nào?
a) Tăng
b) Giảm hoặc không đổi
c) Không có acid
d) Tăng mạnh
b) Giảm hoặc không đổi
XONG ACID DỊCH VỊ RỒI, GIỜ HỌC QUA PEPSIN NHA - HẠI NHA
Pepsin là gì?
Pepsin là một protease quan trọng của ống tiêu hóa, giúp ly giải protein từ thực phẩm thành acid amin để cơ thể hấp thu và sử dụng.
Vai trò chính của pepsin trong hệ tiêu hóa là gì?
Vai trò chính của pepsin là ly giải protein thành acid amin để cơ thể hấp thu.
Pepsin là gì?
a) Enzyme tiêu hóa
b) Hormone
c) Vitamin
d) Khoáng chất
a) Enzyme tiêu hóa
Vai trò chính của pepsin là gì?
a) Tiêu hóa carbohydrate
b) Ly giải protein
c) Hấp thu vitamin
d) Tăng cường miễn dịch
b) Ly giải protein
Pepsin được hoạt hóa từ đâu?
a) Pepsinogen
b) Peptid
c) Protein
d) Acid amin
a) Pepsinogen
Pepsin được hoạt hóa từ đâu?
Pepsin được hoạt hóa từ pepsinogen.
Môi trường nào cần thiết để hoạt hóa pepsin?
Pepsin cần môi trường acid với mức pH tối ưu khoảng 1,8-3,5 để hoạt hóa.
Điều gì xảy ra với pepsin ở pH ≥ 4?
Quá trình hoạt hóa pepsin bị ức chế ở pH ≥ 4.