knowt ap exam guide logo

BÀI 3 VẤN ĐỀ THỰC TIỄN.docx

BÀI 3 VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

  • Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

  • Đặc trưng của hoạt động thực tiễn

  • Là hoạt động vật chất – cảm tính : con người có thể quan sát trực quan được hoạt động vật chất này

  • Mang tính lịch sử - xã hội : chỉ diễn ra trong xã hội, do xã hội, vì xã hội, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, con người tiến hành một cách khác nhau

  • Là hoạt động có mục đích : con người chủ động tác động cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình.

  • Các hình thức của thực tiễn: Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học

  • Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất giúp con người hoàn thiện cả bản tính sinh học và xã hội

  • Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, v.v.. mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế xã hội. Tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển.

  • Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động mà con người tạo ra giống hoặc gần giống với tự nhiên xã hội để chứng minh cho những kết luận NCKH

Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau; trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia vì quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

  • Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

  • Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:

  • Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người

VD: nhận thức được đồng bằng để trồng cây lương thực

  • Rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn VD: Gõ bàn phím

  • Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức VD: kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính

  • Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

à Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.

à Mọi tri thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

  • Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan nên phải được kiểm tra trong thực tiễn.

  • Chân lý là tri thức của con người, phù hợp với hiện thực khách quan và đã được thực tiễn kiểm nghiệm

  • Thông qua thực tiễn, con người nhận biết được tri thức nào đúng, tri thức nào sai.

*Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối.

  • Ý nghĩa của phương pháp luận

  • Phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.

  • Thực hiện nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn.

BÀI 3 VẤN ĐỀ THỰC TIỄN.docx

BÀI 3 VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

  • Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ

  • Đặc trưng của hoạt động thực tiễn

  • Là hoạt động vật chất – cảm tính : con người có thể quan sát trực quan được hoạt động vật chất này

  • Mang tính lịch sử - xã hội : chỉ diễn ra trong xã hội, do xã hội, vì xã hội, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, con người tiến hành một cách khác nhau

  • Là hoạt động có mục đích : con người chủ động tác động cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình.

  • Các hình thức của thực tiễn: Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học

  • Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất giúp con người hoàn thiện cả bản tính sinh học và xã hội

  • Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, v.v.. mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế xã hội. Tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển.

  • Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động mà con người tạo ra giống hoặc gần giống với tự nhiên xã hội để chứng minh cho những kết luận NCKH

Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau; trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết định hai hình thức thực tiễn kia vì quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

  • Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

  • Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:

  • Chính thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người

VD: nhận thức được đồng bằng để trồng cây lương thực

  • Rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn VD: Gõ bàn phím

  • Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức VD: kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính

  • Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

à Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.

à Mọi tri thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

  • Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan nên phải được kiểm tra trong thực tiễn.

  • Chân lý là tri thức của con người, phù hợp với hiện thực khách quan và đã được thực tiễn kiểm nghiệm

  • Thông qua thực tiễn, con người nhận biết được tri thức nào đúng, tri thức nào sai.

*Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối.

  • Ý nghĩa của phương pháp luận

  • Phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn.

  • Thực hiện nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn.