1/48
50 flashcards in Vietnamese for vocabulary review.
Name | Mastery | Learn | Test | Matching | Spaced |
---|
No study sessions yet.
Vấn đề cơ bản của triết học
Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, hay vật chất và ý thức.
Chủ nghĩa duy vật
Vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức con người.
Chủ nghĩa duy tâm
Ý thức có trước, quyết định vật chất.
Thuyết khả tri
Con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Thuyết bất khả tri
Phủ nhận khả năng nhận thức của con người.
Thuyết hoài nghi
Nghi ngờ tri thức đã đạt được, con người không thể đạt tới chân lí khách quan.
Triết học cổ điển Đức
Phép biện chứng của Heghen trên cơ sở có lọc bỏ các yếu tố duy tâm thần bí để xây dựng phép biện chứng duy vật, đồng thời thừa kế các quan điểm duy vật tiến bộ của Phobach.
Kinh tế-chính trị cổ điển Anh
Thừa kế các quan điểm kinh tế tiến bộ, đặc biệt là học thuyết về giá trị của A.Smith và David Ricardo để làm cơ sở xây dựng kinh tế chính trị cho học thuyết.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh
Trang bị cho Mác và Ăng ghen những tư liệu chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó Mác và Ăng ghen đã biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội khoa học.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Là cơ sở để khẳng định các dạng tồn tại của vật chất trong thế giới có mối liên hệ với nhau, và trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Học thuyết tế bào
Là cơ sở chứng minh rằng giữa thế giới động vật và thực vật có mối liên hệ với nhau, có chung nguồn gốc và hình thái.
Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn
Là cơ sở chứng minh rằng giữa các loài không phải bất biến mà có mối liên hệ và ràng buộc lẫn nhau.
Vận động
Mọi sự biến đổi nói chung.
Đứng im
Trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể.
Ý thức
Thuộc tính của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ não người.
Phản ánh
Sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
Ngôn ngữ
Hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
Bản chất của ý thức
Là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ não con người.
Mối liên hệ
Là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối quan hệ ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến
Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới.
Phát triển
Từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Cái chung
Những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Cái riêng
Một sự vật, hiện tượng nhất định.
Cái đơn nhất
Các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Nguyên nhân
Sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
Kết quả
Những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
Chất
Tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Lượng
Tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển.
Độ
Mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng.
Điểm nút
Điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới.
Bước nhảy
Giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Mặt đối lập
Những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
Thống nhất giữa các mặt đối lập
Chỉ sự liên hệ giữa các mặt đối lập, các mặt này quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Đấu tranh mặt đối lập
Sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn biện chứng
Chỉ sự liên hệ, tác động vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Thực tiễn
Toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ nhân loại tiến bộ.
Cảm giác
Hình thức đầu tiên đơn giản nhất của quá trình nhận thức.
Tri giác
Kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật lên đồng thời nhiều giác quan con người.
Biểu tượng
Hình ảnh của sự vật tái hiện trong bộ não khi sự vật không tiếp xúc trực tiếp với giác quan con người.
Khái niệm
Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng.
Phán đoán
Hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
Suy lí
Hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau theo quy tắc để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
Lực lượng sản xuất (LLSX)
Là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Quan hệ sản xuất (QHSX)
Tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.
Tồn tại xã hội
Toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Ý thức xã hội
Phương diện sinh hoạt tinh thần của đời sống xã hội.
Quần chúng nhân dân (QCND)
Bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Phương pháp biện chứng
Nhận thức các sự vật hiện tượng thông qua mối liên hệ quy định ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau.
Phương pháp siêu hình
Nhận thức các sự vật hiện tượng ở trạng thái cô lập, tách rời.